Quốc hội Việt Nam - Lào chia sẻ thông tin về xây dựng, triển khai chính sách
Ông Nguyễn Đức Hải khẳng định, Quốc hội Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Quốc hội Lào, tiếp tục kế thừa, phát huy kinh nghiệm, kết quả hợp tác, tích cực góp phần củng cố, phát triển quan hệ hữu nghị đoàn kết đặc biệt.
Quang cảnh Tọa đàm. 
Ảnh: Quốc Dũng - TTXVN

Sáng 5/9, tại thành phố Đà Nẵng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải và Phó Chủ tịch Quốc hội Lào Sommad Pholsena (Sổm - Mạt Phôn - Xể Na) đồng chủ trì Tọa đàm chuyên đề “Vai trò của Quốc hội trong xây dựng và triển khai chính sách phát triển kinh tế - xã hội”. Qua đó, Quốc hội hai nước cùng chia sẻ những kinh nghiệm và bài học thực tiễn trong xây dựng, triển khai chính sách phát triển kinh tế - xã hội, tiếp nối các hoạt động thành công trong khuôn khổ Thỏa thuận hợp tác giữa hai Quốc hội đã được ký kết vào tháng 5/2022.

Phát biểu tại tọa đàm, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị, các cơ quan của Quốc hội và Chính phủ, đại biểu Quốc hội hai nước cùng trao đổi kinh nghiệm thực tiễn tại mỗi quốc gia, tích cực thảo luận để làm rõ, sáng tỏ hơn những vấn đề mà hai bên cùng quan tâm. Thông tin và các bài học kinh nghiệm từ tọa đàm sẽ là hữu ích, thiết thực cho mỗi quốc gia trong xây dựng hoặc tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách hiệu quả, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Nhân dân Việt Nam tự hào có người bạn láng giềng gần gũi thân thiết, đó là nhân dân Lào anh em. Quốc hội Việt Nam tự hào có những người đồng chí thủy chung, trong sáng, luôn đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi, kề vai, sát cánh bên nhau trong quá khứ đấu tranh gian khổ và trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước ngày nay.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu tại Tọa đàm. 
Ảnh: Quốc Dũng - TTXVN

Ông Nguyễn Đức Hải khẳng định, Quốc hội Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Quốc hội Lào, tiếp tục kế thừa, phát huy kinh nghiệm, kết quả hợp tác, tích cực góp phần củng cố, phát triển quan hệ hữu nghị đoàn kết đặc biệt, gắn bó tin cậy, hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước.

Thay mặt Đoàn đại biểu Quốc hội Lào, Phó Chủ tịch Quốc hội Lào Sommad Pholsena chúc mừng 79 năm Quốc khánh Việt Nam (2/9/1945-2/9/2024). Ông cho biết, chuyến thăm và làm việc lần này của đoàn là trao đổi kinh nghiệm với Quốc hội Việt Nam về thu hút đầu tư nước ngoài; chính sách về tín dụng xã hội; đặc biệt phát triển hợp tác xã, xây dựng Luật Hợp tác xã.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lào Sommad Pholsena phát biểu tại Tọa đàm. 
Ảnh: Quốc Dũng - TTXVN

Ông Sommad Pholsena cũng đề nghị các đại biểu đi sâu vào thảo luận về vai trò của Quốc hội trong chấn chỉnh kết quả kiểm toán, đặc biệt là cơ chế, phương pháp, biện pháp kiểm toán; giám sát thực hiện kế hoạch ngân sách Nhà nước; vai trò của Quốc hội trong xác nhận, thẩm tra các dự án đầu tư Nhà nước; phân công quản lý giữa Trung ương và địa phương trong hoạt động nhượng quyền liên quan đến đất đai, khoáng sản; chính sách thu hút đầu tư vào khu công nghiệp, đặc khu kinh tế và một số vấn đề khác…

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Việt Nam Nguyễn Đình Việt thông tin, trải qua 35 năm thu hút đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã đạt được những thành tự to lớn, đóng góp tích cực cho quá trình phát triển của đất nước. Giai đoạn 1988 - 1990, Việt Nam thu hút được 211 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đăng ký khiêm tốn hơn 1,6 tỷ USD. Sau 35 năm, lũy kế đến cuối năm 2023 có 39.151 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đăng ký trên 470 tỷ USD. Có thể nói, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã phát triển nhanh và hiệu quả, trở thành bộ phận quan trọng của nền kinh tế, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Thị Thu Vân chia sẻ, đến hết tháng 6/2024, cả nước có 32.688 hợp tác xã, trong đó có 21.991 hợp tác xã nông nghiệp. Tổng nguồn vốn hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp đạt 14.969 tỷ đồng; thu nhập bình quân của thành viên và người lao động đạt 4,2 triệu đồng/người/tháng. Bà đề xuất cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và chính sách phát triển hợp tác xã nông nghiệp gắn với phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức. Đồng thời cần ban hành chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng cho các hợp tác xã đầu tư vào công nghệ xanh, sạch và thân thiện với môi trường; xây dựng cơ chế hỗ trợ đặc thù cho các hợp tác xã nông nghiệp áp dụng mô hình sản xuất gắn với kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn...

Tọa đàm gồm 2 phiên: "Phát triển kinh tế tập thể và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài" và "Vai trò của tín dụng chính sách xã hội trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030".  Các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ nước ta trình bày tham luận và trao đổi thông tin với các đại biểu của Quốc hội Lào.../.

Tin liên quan

Kinh tế tăng trưởng, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao

Sau 79 năm (2/9/1945-2/9/2024), từ một nền kinh tế nông nghiệp, lạc hậu, quy mô nhỏ bé, Việt Nam đã chuyển mình trở thành nền kinh tế đa dạng, có tỷ trọng công nghiệp, thương mại, dịch vụ ngày càng lớn và chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đặc biệt, sau gần 40 năm đổi mới, mở cửa và hội nhập (1986 đến nay), đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ và toàn diện. Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt. Năm 2023, quy mô GDP theo giá hiện hành ước đạt 430 tỷ USD; GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành ước đạt 4.284,5 USD, tăng 160 USD so với năm 2022. Với kết quả đó, Việt Nam xếp thứ 34 theo bảng xếp hạng liên minh kinh tế thế giới (World Economic League Table - WELT) của Trung tâm dự báo, phân tích kinh tế độc lập của Anh (CEBR). Dự báo trong tương lai, thứ hạng quy mô kinh tế của Việt Nam có thể tăng nhanh, đạt vị trí 24 vào năm 2033, với quy mô kinh tế đạt 1.050 tỷ USD.

Australia khẳng định vai trò quan trọng của Việt Nam trên trường quốc tế

Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Tây Australia và Vùng Lãnh thổ Bắc Australia mới đây đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2024). Tham dự buổi lễ, đại diện chính quyền bang Tây Australia có ông Stephen Dawson - Bộ trưởng Bộ Dịch vụ Khẩn cấp, Đổi mới và Kinh tế số, Khoa học, Nghiên cứu Y tế bang - cùng gần 200 quan khách đến từ chính quyền, Quốc hội bang, các bộ, ban, ngành, Lãnh sự đoàn, doanh nghiệp, học giả và cộng đồng người Việt Nam bang Tây Australia.

Tin cùng chuyên mục

Australia khẳng định vai trò quan trọng của Việt Nam trên trường quốc tế

Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Tây Australia và Vùng Lãnh thổ Bắc Australia mới đây đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2024). Tham dự buổi lễ, đại diện chính quyền bang Tây Australia có ông Stephen Dawson - Bộ trưởng Bộ Dịch vụ Khẩn cấp, Đổi mới và Kinh tế số, Khoa học, Nghiên cứu Y tế bang - cùng gần 200 quan khách đến từ chính quyền, Quốc hội bang, các bộ, ban, ngành, Lãnh sự đoàn, doanh nghiệp, học giả và cộng đồng người Việt Nam bang Tây Australia.

Một số chỉ tiêu về giáo dục và đào tạo trong năm học 2024-2025

Hà Nội (TTXVN 5/9) “Đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng, đoàn kết kỷ cương” là chủ đề ngành giáo dục và đào tạo xác định trong năm học 2024-2025. Một số chỉ tiêu đáng chú ý về giáo dục và đào tạo chung của cả nước phấn đấu đạt được trong năm học 2024-2025 là: Huy động 99,7% trẻ em 6 tuổi vào lớp 1; tỷ lệ hoàn thành chương trình Tiểu học phấn đấu đạt 99,5%; tỷ lệ người biết chữ mức độ 1 trong độ tuổi theo quy định đạt 98,95%; tỷ lệ người biết chữ mức độ 2 trong độ tuổi theo quy định đạt 97,39%; tỷ lệ giáo viên mầm non, Tiểu học đạt chuẩn đào tạo là 91%; tỷ lệ giáo viên Trung học Cơ sở đạt chuẩn đào tạo là 94%; giáo viên Trung học Phổ thông đạt chuẩn đào tạo là 99%; tỷ lệ giảng viên đại học có bằng tiến sĩ đạt 35%…

Thông tin chi tiết về Di sản Địa chất quốc tế Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà

Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà đã được Liên hiệp Khoa học địa chất quốc tế (IUGS) công nhận là Di sản Địa chất quốc tế cuối tháng 8/2024. Di sản được công nhận nhờ 2 giá trị nổi bật toàn cầu về lịch sử địa chất và địa mạo karst (địa mạo của các kiểu phân rã đặc trưng thông thường được đánh dấu bởi các hệ thống thoát nước theo hang động ngầm dưới đất). Năm 2023, Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà cũng đã được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới liên tỉnh - thành phố đầu tiên ở Việt Nam.

Vườn Quốc gia Cúc Phương 6 năm liên tiếp được bình chọn là Vườn Quốc gia hàng đầu châu Á

Vườn Quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình) vừa vượt qua nhiều ứng cử viên trở thành “Vườn Quốc gia hàng đầu châu Á năm 2024’’ do Tổ chức Giải thưởng du lịch thế giới (World Travel Awards) vinh danh tối 3/9/2024. Đây là năm thứ 6 liên tiếp Cúc Phương vượt qua nhiều đối thủ nặng ký trong khu vực để giành giải thưởng danh giá này, khẳng định sức hút của một trong những khu rừng nguyên sinh lâu đời nhất Việt Nam.

Doanh nghiệp Việt quảng bá nông sản tại Hội chợ Asia Fruit Logistica 2024 ở Hong Kong (Trung Quốc)

Theo phóng viên TTXVN tại Hong Kong, trong khuôn khổ Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia 2024 do Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương chủ trì, Hiệp hội rau quả Việt Nam (Vinafruit) đã tổ chức cho 19 doanh nghiệp Việt Nam tham dự Hội chợ triển lãm trái cây, rau quả châu Á (Asia Fruit Logistica) 2024, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm AsiaWorld-Expo ở Hong Kong (Trung Quốc), từ ngày 4-6/9.

Việt Nam và Bangladesh vượt qua Ấn Độ về chi phí sản xuất thấp

Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 3/9, Ngân hàng Thế giới (WB) công bố báo cáo cho biết thị phần thương mại toàn cầu của Ấn Độ không theo kịp tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế này, và Ấn Độ đang bị Việt Nam và Bangladesh vượt qua với tư cách trung tâm sản xuất và xuất khẩu chi phí thấp.