Quy định 144-QĐ/TW: Thanh lọc cán bộ "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" ra khỏi bộ máy lãnh đạo
Quy định 144 là kim chỉ nam để cán bộ, đảng viên “tự soi, tự sửa” và là cơ sở để lựa chọn cán bộ có tâm, có tầm.
Ông Đinh Văn Năm, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Tháp nghiên cứu tác phẩm “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”. 
Ảnh: Nhựt An - TTXVN

Quy định số 144-QĐ/TW của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới đã được ban hành ngày 9/5/2024. Cán bộ, đảng viên ở tỉnh Đồng Tháp bày tỏ sự đồng tình cao, tâm đắc đối với Quy định 144 và cho rằng, đây là kim chỉ nam để cán bộ, đảng viên “tự soi, tự sửa” và là cơ sở để lựa chọn cán bộ có tâm, có tầm.

* Cơ sở để lựa chọn cán bộ

Ngay sau khi Bộ Chính trị ban hành Quy định 144, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp đã ban hành Công văn số 1321-CV/TU về quán triệt, thực hiện Quy định 144. Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức 237 điểm cầu quán triệt Quy định 144 kết nối trực tuyến với điểm cầu Trung ương đến điểm cầu cấp cơ sở, hơn 37.000 cán bộ, đảng viên tham dự. Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng và Ban Thường vụ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh tổ chức cho toàn thể cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên nghiên cứu Quy định 144 phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, tình hình của địa phương, cơ quan, đơn vị. Người đứng đầu phải thực sự gương mẫu và có trách nhiệm chỉ đạo quán triệt cán bộ, đảng viên thực hiện nghiêm túc chuẩn mực đạo đức cách mạng trong giai đoạn mới.

Ông Đinh Văn Năm, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Tháp cho rằng, việc thực hiện các nội dung trong Quy định 144 góp phần quan trọng trong xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, thực hiện hiệu quả phương châm xây đi đôi với chống, lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Chuyển biến tích cực trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thấm nhuần sâu sắc và thực hành các chuẩn mực đạo đức một cách tự giác, thường xuyên, thống nhất giữa tư tưởng và hành động, giữa lời nói và việc làm giúp cán bộ, đảng viên vươn lên, hoàn thiện chính mình để có “sức đề kháng” vượt qua mọi thách thức, cám dỗ, đẩy lùi mọi nguy cơ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Thời điểm này, các cấp ủy đảng tập trung triển khai Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 14/6/2024 của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng. Công tác chuẩn bị nhân sự là một trong những vấn đề trọng tâm, then chốt, quyết định thành công của đại hội. Vì vậy, việc thực hiện Quy định 144 làm cơ sở để các cấp ủy, tổ chức đảng xem xét, lựa chọn cán bộ, đảng viên đưa vào quy hoạch, giới thiệu bầu cấp ủy mới. Đây là tiền đề quan trọng cho việc chuẩn bị nhân sự Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng; lựa chọn được người đủ đức, đủ tài, đủ bản lĩnh chính trị, có năng lực thực tiễn, gương mẫu, gần dân… để tham gia cấp ủy khóa mới. Cùng với đó, “thanh lọc” những cán bộ không đủ phẩm chất, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”... ra khỏi bộ máy lãnh đạo các cấp.

Theo ông Đinh Văn Năm, Quy định 144 nhấn mạnh 5 điều để cán bộ, đảng viên tự giác học tập, phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện, tự soi, tự sửa và cả 5 điều đó đều quan trọng. Tuy nhiên, ở góc độ cá nhân, ông Đinh Văn Năm nhận thấy Điều 1 của Quy định 144 có tính phổ quát và bao trùm, có tính định hướng cho các điều sau. Bởi “Yêu nước, tôn trọng nhân dân, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc” thì trước hết, mỗi cán bộ, đảng viên cần phải nhận thức một cách đầy đủ là suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng cách mạng của Đảng, đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc và lợi ích của nhân dân lên trên hết, trước hết, để từ đó dẫn đến hành động tận tâm, tận lực, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Mỗi cán bộ, đảng viên thật sự “trong sạch, vững mạnh” góp phần làm cho Đảng ta “trong sạch, vững mạnh”.

Ông Đinh Văn Năm khẳng định “Yêu nước, tôn trọng nhân dân, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc” chính là biểu hiện rõ nhất, là điểm mấu chốt có tính quyết định. Thực hiện tốt Điều 1 thì mới có thể thực hiện được 4 điều còn lại trong Quy định 144. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà Đảng ta lại lấy nội dung “Yêu nước, tôn trọng nhân dân, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc” đặt lên hàng đầu, là điều đầu tiên trong Quy định về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.

* Kim chỉ nam để “tự soi, tự sửa”

Thầy Trần Thanh Phong, giáo viên Trường Trung học phổ thông Tam Nông (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp). 
Ảnh: Nhựt An - TTXVN

Suốt 18 năm qua, với vai trò là đảng viên, giáo viên Trường Trung học phổ thông Tam Nông (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp), thầy Trần Thanh Phong luôn nỗ lực hết mình trong công tác giáo dục; phấn đấu ra sức học tập và rèn luyện theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Nhờ đó, thầy Trần Thanh Phong đạt nhiều thành tích nổi bật như 15 lần đạt Chiến sĩ thi đua cơ sở, 2 lần đạt Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh. Thầy nhận nhiều Bằng khen của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Huân chương Lao động hạng Ba; được Trung ương biểu dương điển hình tiên tiến nhân Lễ kỷ niệm Ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi thi đua ái quốc. Gần đây, thầy tiếp tục được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Thầy Trần Thanh Phong cho biết đã tìm hiểu và rất đồng tình, ủng hộ, tâm đắc với các nội dung của Quy định 144. Quy định này giúp thầy có thêm động lực, niềm tin và định hướng cho bản thân thời gian tới. Thầy sẽ cố gắng tiếp tục ra sức phấn đấu, học tập và rèn luyện để có thể đóng góp thêm cho sự nghiệp giáo dục, trở thành một công dân tốt, một thầy giáo tốt.

Theo thầy Trần Thanh Phong, tất cả 5 điều trong Quy định 144 của Trung ương đều rất hay, cần thiết và bản thân thầy rất tâm đắc. Với vai trò là giáo viên, thầy Trần Thanh Phong đặc biệt quan tâm đến Điều 2 “Bản lĩnh, đổi mới, sáng tạo, hội nhập” và Điều 4 “Đoàn kết, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm” trong Quy định 144. Trong môi trường giáo dục và để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho quê hương, đất nước thì 2 điều này thực sự rất gần gũi, giúp thầy có được định hướng đúng đắn trong giáo dục đạo đức, rèn luyện phẩm chất cho học sinh của mình. Bản thân thầy và các học sinh cần phải biết nêu cao tinh thần đoàn kết, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm; có bản lĩnh, đổi mới, sáng tạo, hội nhập để đổi mới giáo dục, phát triển giáo dục nói chung, phát triển nhà trường - nơi thầy đang công tác nói riêng, theo hướng ngày một phát triển, tiến bộ hơn, hạnh phúc hơn.

Thầy Trần Thanh Phong cho rằng, Quy định 144 của Bộ Chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với cán bộ, đảng viên trong giai đoạn hiện nay; là kim chỉ nam để cán bộ, đảng viên “tự soi, tự sửa”. Thời gian gần đây, có hiện tượng một số cán bộ, đảng viên suy thoái, tha hóa, biến chất do thiếu tu dưỡng đạo đức cách mạng. Do vậy Quy định 144 ra đời có tác dụng giúp cán bộ, đảng viên tự nhìn nhận lại để rèn luyện bản thân và ra sức đóng góp, xây dựng quê hương, đất nước. Có thể nói, Quy định 144 là sự kế thừa, tổng hợp và hoàn thiện những quy định trước đây; có tính chất định hướng tu dưỡng và hành động cho cán bộ, đảng viên.

Đặc biệt, Quy định 144 có vai trò quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng; có tính chất định hướng chuẩn bị công tác nhân sự cho Đại hội Đảng các cấp. Thầy Trần Thanh Phong nhận thấy, nếu thực hiện tốt 5 điều trong Quy định 144 của Trung ương thì thật sự xứng đáng trở thành người được quy hoạch nhân sự cho đại hội Đảng khóa mới./.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục

Văn hóa soi đường: Lễ Tôn vinh tiếng Việt tại Lào năm 2024

Theo phóng viên TTXVN tại Lào, trong hai ngày cuối tuần qua, tại thủ đô Viêng Chăn, Đại sứ quán Việt Nam tại Lào phối hợp với Hội Người Việt Nam thủ đô Viêng Chăn và Ban Điều phối Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại Lào tổ chức Lễ Tôn vinh tiếng Việt tại Lào năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng để từng bước đưa Ngày Tôn vinh tiếng Việt hằng năm trở thành dấu mốc quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Việt Nam ở Lào.

Văn hóa soi đường: Tình yêu với ngôn ngữ Việt tại Malaysia

Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, năm 2024 đánh dấu bước tiến nổi bật trong việc lan tỏa ngôn ngữ Việt tại Malaysia. Nếu như số học sinh của lớp học tiếng Việt tại Đại sứ quán đang tăng lên cả ở hình thức học trực tiếp và trực tuyến thì tại lớp học tiếng Việt, Khoa Ngôn ngữ và Ngôn ngữ học (FLL), Đại học Malaya (UM) luôn được duy trì với con số từ 100-140 sinh viên. Trong khi cô trò của lớp học tại Đại sứ quán đang thực hành tiếng thông qua các tiết mục văn nghệ chuẩn bị cho "Lễ hội trăng rằm" thì nhiều hoạt động giao lưu văn hóa được tổ chức tại UM, tạo không gian tìm hiểu cho các bạn sinh viên thực hành tiếng và tìm hiểu văn hóa Việt. Có được bước tiến lớn trong hành trình lan tỏa ngôn ngữ Việt như vậy là do tình yêu của cả cô và trò và sự đồng hành của Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia và Hội hữu nghị Malaysia-Việt Nam.

Văn hóa soi đường: Áo dài - Cầu nối văn hóa giữa Việt Nam và Bỉ

Trong không gian trang trọng của Đại sứ quán Việt Nam tại Bỉ, những tà áo dài thướt tha đã cùng nhau hòa nhịp, tạo nên một bức tranh văn hóa đầy màu sắc. Sự kiện ra mắt Câu lạc bộ (CLB) di sản áo dài Việt Nam tại Vương quốc Bỉ đã thực sự đánh thức niềm tự hào dân tộc trong lòng mỗi người Việt xa xứ. Sự kiện đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Văn hóa soi đường: Lan tỏa tình yêu tiếng Việt ở đất nước Triệu Voi

Hưởng ứng Ngày tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, Đại sứ quán Việt Nam tại Lào đã phối hợp với Hội người Việt Nam thủ đô Viêng Chăn và Ban Điều phối Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại Lào tổ chức Lễ tôn vinh tiếng Việt tại Lào năm 2024. Đây là chuỗi sự kiện quan trọng để từng bước đưa Ngày tôn vinh tiếng Việt hằng năm trở thành dấu mốc quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Việt Nam ở Lào.

Văn hóa soi đường: Lan tỏa hành trình ngôn ngữ Việt tại Brunei

Mặc dù mới được đưa vào giảng dạy tại trường Đại học Quốc gia Brunei (UBD) từ năm 2022, song cho đến nay lớp học tiếng Việt, do Tiến sĩ Trần Trọng Nghĩa phụ trách và giảng dạy, đã thu hút được gần 100 sinh viên nước ngoài, chủ yếu là người Brunei theo học.

Văn hóa soi đường: Sinh viên Italy tự hào làm sứ giả quảng bá văn hóa Việt

Tiếng Việt là nhịp cầu thân thương, nối Việt Nam với các nước trên thế giới. Cùng với sự lớn mạnh của quan hệ Việt Nam-Italy, các bạn trẻ Italy ngày càng quan tâm đến Việt Nam và tiếng Việt, với Bộ môn tiếng Việt đã được thành lập tại trường Đại học Ca’ Foscari thành phố Venice năm 2019 và sắp được thành lập tại trường Đại học Đông Phương Naples.

“Góc Việt Nam” - Điểm hẹn của kiều bào và bạn bè quốc tế tại thành phố Odessa (Ukraine)

Theo phóng viên TTXVN tại Đông Âu, lễ khánh thành “Góc Việt Nam” tại thành phố Odessa của Ukraine diễn ra với sự tham dự của Đại sứ Việt Nam tại Ukraine Nguyễn Hồng Thạch cùng đoàn công tác Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraine, Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Odessa Nguyễn Văn Khanh, Chủ tịch Hội Người Việt Nam tỉnh Odessa Nguyễn Như Mạnh cùng hơn 300 bà con và các cháu thiếu nhi đang sinh sống tại thành phố cảng này. Về phía Ukraine có Thị thưởng thành phố Odessa, ông Gennady Trukhanov, đại diện các cơ quan ban ngành thành phố, 26 đại diện cơ quan ngoại giao trên địa bàn thành phố cùng đông đảo người dân địa phương.

Văn hóa soi đường: Sức sống của tiếng Việt ở Pháp

Tiếng đánh vần ngọng ngịu trong một giờ học ở Trung tâm sinh hoạt cộng đồng Grand Parc của thành phố Bordeaux, giọng hát bi bô của những đứa trẻ vang lên trong phòng khách của chùa Liên Hoa, các cô giáo miệt mài hướng dẫn học sinh tập đọc, học viên người Việt, người Pháp cần mẫn đọc từng câu thoại... Đó là những hình ảnh rất đỗi thân quen ở trong các lớp học tiếng Việt ở Bordeaux, thành phố lớn thứ hai tại Pháp, sau Paris, nơi có đông đảo lượng người theo học tiếng Việt.

Sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thu hút sự quan tâm đặc biệt tại Lễ hội ManiFiesta (Bỉ)

Lễ hội ManiFiesta (Đoàn kết), sự kiện thường niên do đảng Lao động Bỉ (PTB) tổ chức, đã trở thành một điểm gặp gỡ quan trọng cho những người lao động và tầng lớp lao động trên toàn nước Bỉ. Diễn ra trong hai ngày cuối tuần qua tại thành phố biển Ostende, lễ hội năm nay chào đón hơn 15.000 lượt khách tham quan, với nhiều hoạt động đa dạng và phong phú.