Xây dựng Đảng theo Quy định 144-QĐ/TW - Bài 1: Vận dụng vào thực tiễn địa phương
Quy định 144-QĐ/TW sẽ là định hướng để các địa phương vận dụng vào công tác xây dựng Đảng, chuẩn bị tốt nhân sự cho đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, tiến tới Đại hội XIV của Đảng.
Ông Nguyễn Đắc Tấn (cán bộ hưu trí, đảng viên 65 năm tuổi đảng) thường xuyên đọc thông tin về xây dựng Đảng trên báo Tin tức.
Ảnh: Vũ Xuân Triệu - TTXVN

Ngày 9/5/2024, Bộ Chính trị khóa XIII ban hành Quy định số 144-QĐ/TW quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới. Đây là quy định có tính hệ thống, đồng bộ về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên; liên thông với các quy định về những điều đảng viên không được làm, về nêu gương của Đảng. Quy định được ban hành trước khi tổ chức Đại hội Đảng các cấp hướng tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV là định hướng quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, lựa chọn nhân sự... Từ những ý nghĩa lý luận của Quy định 144 gắn với thực tiễn tại tỉnh Phú Yên, phóng viên TTXVN có loạt bài về nội dung này.

Bài 1: Vận dụng vào thực tiễn địa phương

Xây dựng đạo đức cách mạng là việc làm thường xuyên của Đảng tùy thuộc vào điều kiện thực tiễn ở mỗi giai đoạn lịch sử. Đạo đức cách mạng là gốc, là nền tảng để cán bộ, đảng viên phát huy tài năng. Quy định 144 của Đảng là sự kế thừa, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, hệ thống các quan điểm của Đảng ta về công tác xây dựng Đảng trong tình hình mới. Đây sẽ là định hướng để các địa phương vận dụng vào công tác xây dựng Đảng, chuẩn bị tốt nhân sự cho đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, tiến tới Đại hội XIV của Đảng.

*Bồi đắp đạo đức cách mạng

Ông Bùi Thanh Toàn, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Phú Yên cho rằng: Quy định 144 có nội dung ngắn gọn, súc tích, chứa đựng nhiều nội hàm sâu xa về chuẩn mực đạo đức cách mạng. Phẩm chất của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới là kết tinh của danh dự, sự đoàn kết, trí tuệ, bản lĩnh và trong sáng của mỗi đảng viên trong tổ chức Đảng. Với 19 chuẩn mực đạo đức cách mạng chi tiết, Quy định này sẽ là kim chỉ nam cho cán bộ, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sạch, vững mạnh.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”. Đây là luận điểm sâu sắc, nhất quán và xuyên suốt trong tư tưởng của Người về Đảng Cộng sản Việt Nam. Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên thường xuyên chỉ đạo rà soát, bổ sung chuẩn mực đạo đức các ngành, đơn vị để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Trước khi Quy định 144 của Đảng được ban hành, Tỉnh ủy Phú Yên đã chỉ đạo thực hiện nền nếp việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đặc biệt là việc triển khai học tập chuyên đề hằng năm. Cụ thể như: Sống có lý tưởng, vì nước, vì dân, vì con người, vì xã hội; “Thân thiện, nghĩa tình, tận tụy, trách nhiệm, kỷ cương, kỷ luật”; Cán bộ, công chức, viên chức thực hiện “4 xin, 4 luôn” (xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn, xin phép; luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn lắng nghe, luôn giúp đỡ). Năm 2021, thực hiện trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên cơ sở nguyên tắc: “trên trước, dưới sau”, “trong trước, ngoài sau”, “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”...

Việc xây dựng và thực hiện chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên ở tỉnh Phú Yên phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh và chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị. Qua đây tạo sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động của cán bộ, đảng viên thực hiện văn hóa công vụ “vì nhân dân phục vụ”, góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị.

Đối với những cán bộ, đảng viên vi phạm, suy thoái về đạo đức, Đảng ta cương quyết loại ra khỏi hàng ngũ. Nửa nhiệm kỳ 2020-2025, cấp ủy các cấp và chi bộ thuộc tỉnh Phú Yên đã thi hành kỷ luật 174 đảng viên. Theo ông Nguyễn Đắc Tấn (cán bộ hưu trí, huy hiệu 65 năm tuổi Đảng, sinh sống tại thành phố Tuy Hòa), thực tế vẫn còn một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống. Điều đó cho thấy tình trạng suy thoái đạo đức cách mạng trong một bộ phận cán bộ, đảng viên là vấn đề đáng lo ngại cần được chấn chỉnh. Quy định 144 được ban hành tiếp tục là cơ sở để Đảng bộ tỉnh Phú Yên vận dụng vào việc xây dựng chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã khẳng định trong bài phát biểu nhậm chức: “Những thay đổi vừa qua trong Đảng góp phần tăng cường sức mạnh của Đảng, củng cố đoàn kết, thống nhất, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, niềm tin của nhân dân với Đảng”. Quy định 144 sẽ là định hướng cho công tác xây dựng Đảng vững mạnh; tiếp tục lãnh đạo đất nước phát triển phồn thịnh và vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

*Giữ vững “khâu then chốt”

Nhà báo Phạm Đoàn Anh Kiệt, Phó Chủ tịch điều hành Hội Nhà báo Phú Yên trả lời phỏng vấn TTXVN.
Ảnh: Vũ Xuân Triệu - TTXVN

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Quy định 144 được ban hành khi Đảng ta đang chuẩn bị cho công tác Đại hội Đảng các cấp hướng tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV. Cùng với các nội dung chỉ đạo khác của Trung ương Đảng cho thấy Đảng đang nỗ lực trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong thời đại mới “vừa hồng, vừa chuyên”.

Ông Phạm Thanh Chung, nguyên Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Phú Yên nêu quan điểm: Trong bất kỳ hoàn cảnh nào cán bộ, đảng viên cũng phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân, với Đảng; hết lòng phụng sự Nhân dân. Quy định 144 tiếp tục hướng tới mục tiêu xây dựng cán bộ, đảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng trước mọi khó khăn, thử thách. Cán bộ phải dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới, sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thách thức, hành động vì lợi ích chung, vì nước, vì dân... Đây là những tố chất rất cần thiết của cán bộ đảng viên trong giai đoạn mới hiện nay.

Bà Cao Thị Hòa An, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phú Yên khẳng định: Xác định công tác cán bộ là “khâu then chốt”, quyết định sự vững mạnh toàn diện của cả hệ thống chính trị, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Yên đã ban hành Chương trình hành động 07-CTr/TU ngày 2/7/2021 về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Qua nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần thứ XVII, cấp ủy đảng đã thực hiện quyết liệt chủ trương xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII và Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Giai đoạn 2024-2025, Tỉnh ủy Phú Yên tiếp tục triển khai thực hiện chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về đổi mới sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. Đợt sinh hoạt chính trị đã được triển khai sâu rộng đến tất cả các tổ chức Đảng trong tỉnh.

Quy định 144 là định hướng quan trọng để Tỉnh ủy Phú Yên xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm nhiệm vụ, nhất là chọn lựa nhân sự cho Đại hội Đảng các cấp và Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần thứ XVIII.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm công tác giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Người cho rằng: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được Nhân dân”. Chính vì thế, xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp “vừa hồng vừa chuyên”, trong sáng về đạo đức, vững mạnh về chuyên môn, là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong suốt các nhiệm kỳ của Tỉnh ủy Phú Yên./.

Bài cuối: Lan tỏa các tấm gương đạo đức

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục

12 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của ngành giáo dục năm học 2024-2025

Nhằm thực hiện hiệu quả các quan điểm, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ được giao tại Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, ngành Giáo dục xác định chủ đề năm học 2024 - 2025 là “Đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng, đoàn kết kỷ cương”. Cụ thể, có 12 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm được đề ra trong Kế hoạch của ngành Giáo dục và Đào tạo.

Từ 2/9/2024: Hộ gia đình được vay tối đa 25 triệu đồng cho 1 loại công trình cấp nước hoặc vệ sinh

Theo Quyết định 10/2024/QĐ-TTg ngày 15/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng thực hiện cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, từ 2/9/2024, hộ gia đình cư trú tại vùng nông thôn nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú được vay tối đa 25 triệu đồng/1 loại công trình để đầu tư mới, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa 2 loại công trình nước và vệ sinh môi trường. Thời hạn cho vay do Ngân hàng Chính sách xã hội thỏa thuận với khách hàng, tối đa là 5 năm (60 tháng) và lãi suất cho vay là 9,0 %/năm.

Từ 1/9 đến 30/11/2024: Giảm 50% lệ phí trước bạ lần đầu đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

Theo Nghị định số 109/2024/NĐ-CP ngày 29/8/2024 của Chính phủ, từ 1/9 đến 30/11/2024, mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô được sản xuất, lắp ráp trong nước bằng 50% mức thu quy định tại Nghị định số 10/2022/NĐ-CP ngày 15/1/2022 của Chính phủ quy định về lệ phí trước bạ; các Nghị quyết hiện hành của HĐND hoặc Quyết định hiện hành của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về mức thu lệ phí trước bạ tại địa phương và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).

Tiếp tục cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy định kinh doanh

Từ năm 2021 đến nay, thủ tục hành chính (TTHC), quy định kinh doanh tiếp tục được cắt giảm, đơn giản hóa; số lượng và chất lượng dịch vụ công trực tuyến được nâng lên. Cụ thể, đã cắt giảm, đơn giản hóa gần 3.000 quy định kinh doanh; phân cấp cho địa phương gần 700 TTHC; cung cấp thêm gần 1.800 dịch vụ công trực tuyến, đạt 4.400 dịch vụ công trực tuyến cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, chiếm 70% tổng số TTHC…

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gặp mặt đại biểu "Tham mưu giỏi, phục vụ tốt"

Sáng 4/9, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có cuộc gặp mặt thân mật với đoàn đại biểu được tôn vinh trong phong trào thi đua “Tham mưu giỏi, phục vụ tốt” giai đoạn 2019-2024. Đây là phong trào tiêu biểu do Ban chấp hành Công đoàn Viên chức Việt Nam phát động, được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đánh giá, là “đã trở thành chất xúc tác, góp phần nâng cao đạo đức công vụ.”

Đấu giá đất: Làn sóng “giá ảo” và hệ lụy khó chữa

Tình trạng thị trường bất động sản giảm nhiệt, thanh khoản suy yếu, việc “lướt sóng” bán chênh rất khó thực hiện, thậm chí, khu vực ngoại thành Hà Nội không thể tổ chức đấu giá được vì không đủ số lượng người đăng ký diễn ra cách đây một năm giờ đã không còn. Gió đã đổi chiều khi xuất hiện việc đất trúng đấu giá tăng đột biến gấp nhiều lần so với mức giá khởi điểm ở hai phiên đấu giá đất mới đây tại Hà Nội đang khiến dư luận lo ngại về một làn sóng "giá ảo" đang lan tỏa.

Ánh sáng soi đường

"Còn non, còn nước, còn người - Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay!" Tâm nguyện thiết tha trong bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh tỏa ra ánh sáng của tâm hồn cao đẹp chứa đựng “muôn vàn tình thân yêu” với nước với dân, kết tinh những giá trị trường tồn trong tư tưởng của Người về con đường duy nhất để non nước mãi vững bền, nhân dân được hạnh phúc. Nguồn ánh sáng ấy đã không ngừng lan tỏa suốt 55 năm qua, là nguồn cổ vũ, động viên mạnh mẽ cho nhân dân Việt Nam và các dân tộc trên thế giới đấu tranh cho hòa bình, độc lập dân tộc, tự do và hạnh phúc của con người, vững bước trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, như đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới.

55 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ: Người nghệ sĩ Lào và những bài học quý báu từ Chủ tịch Hồ Chí Minh

"Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người cha vĩ đại, có tầm nhìn toàn diện, luôn cống hiến tất cả sức lực và tâm huyết cho người dân, cho đất nước". Nghệ sĩ quốc gia Lào, Nhạc sĩ, Nhà văn Douangmixay Likaya, 78 tuổi, từng được gặp Bác Hồ năm 1959 khi đang học phổ thông ở Việt Nam, đã miêu tả về Bác với những lời lẽ thân thương, những tình cảm đặc biệt, trong buổi chia sẻ với phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn mới đây.

Nhà Việt Nam học kỳ cựu Pyotr Tsvetov cùng những cuốn sách đặc biệt

Nhân dịp 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, phóng viên TTXVN tại Moskva đã có cuộc trò chuyện với nhà Việt Nam học kỳ cựu Pyotr Tsvetov. Từng là phóng viên báo Sự thật (Pravda) của Liên Xô giai đoạn 1991-1993, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội Hữu nghị Nga-Việt, Phó tiến sĩ khoa học lịch sử, Giảng viên Bộ môn Quan hệ quốc tế tại Học viện Ngoại giao trực thuộc Bộ Ngoại giao Nga, ông Tsvetov đã trải qua nhiều năm tháng gắn bó với Việt Nam.