55 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ: Người nghệ sĩ Lào và những bài học quý báu từ Chủ tịch Hồ Chí Minh
"Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người cha vĩ đại, có tầm nhìn toàn diện, luôn cống hiến tất cả sức lực và tâm huyết cho người dân, cho đất nước". Nghệ sĩ quốc gia Lào, Nhạc sĩ, Nhà văn Douangmixay Likaya, 78 tuổi, từng được gặp Bác Hồ năm 1959 khi đang học phổ thông ở Việt Nam, đã miêu tả về Bác với những lời lẽ thân thương, những tình cảm đặc biệt, trong buổi chia sẻ với phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn mới đây.

Mở đầu buổi nói chuyện, Nghệ sĩ Douangmixay Likaya nhấn mạnh rất yêu quý Bác Hồ, cho biết đã đọc gần như tất cả các tác phẩm sách, báo nói về Bác Hồ. Sau khi đọc và hiểu phẩm chất đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bản thân ông phấn khởi và cảm nhận rõ niềm vui khi được làm một việc gì đó vì dân, vì nước. Là nhạc sĩ, nhà văn, ông tâm nguyện sẽ viết thật nhiều tác phẩm, sáng tác thật nhiều bài hát ngợi ca mối quan hệ Lào-Việt Nam để góp phần gìn giữ và vun đắp mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước.

Từng có thời gian học tập tại Việt Nam, Nghệ sĩ Douangmixay Likaya cho biết bản thân ông luôn cố gắng rèn luyện và học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, để có cái nhìn tích cực về cuộc sống. Không chỉ yêu quý Bác Hồ, ông còn yêu quý nhân dân Việt Nam, luôn ghi nhớ có Bác Hồ, có Đảng Cộng sản Việt Nam và có nhân dân Việt Nam đã bao bọc ông và tất cả những lưu học sinh Lào.

Đặc biệt, người nghệ sĩ Lào lưu ý điều mà ông học được ở Bác Hồ là cách nói ngắn gọn và dễ hiểu. Rất nhiều người hỏi ông tại sao các tác phẩm văn học và cả các bài hát, đều ngắn gọn nhưng lại rất dễ hiểu, và ông đã không một chút do dự khi trả lời rằng ông học được ở Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh có dạy rằng, viết dài thì không khó, nhưng viết dài thì người đọc khó nhớ. Vì vậy phải viết ngắn gọn, nhưng phải dễ hiểu và dễ nhớ.

Nhạc sĩ Douangmixay Likaya cũng đã sáng tác một số nhạc phẩm về Chủ tịch Hồ Chí Minh, khoảng 6-7 tác phẩm, có cả lời viết bằng tiếng Lào, lời H'Mông và lời Việt Nam, trong đó có bản giao hưởng hai chương tựa đề “Hồng Hà-Mekong”. Ông cho biết cảm hứng sáng tác “Hồng Hà-Mekong” bắt nguồn từ câu nói của Bác Hồ: “Thương nhau mấy núi cũng chèo; Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua; Việt – Lào hai nước chúng ta; Tình sâu hơn nước Hồng Hà – Cửu Long”. Ông gọi đây là 4 câu thơ vĩ đại, mãi thấm sâu vào cuộc đời cho các thế hệ sau và trích làm đầu đề bản giao hưởng.

Ông cũng đã phổ nhạc cho 4 câu thơ này của Bác Hồ. Chia sẻ về ký ức trong thời kỳ chiến tranh, khi tham gia chiến đấu đánh giặc, ông xúc động nhớ lại rằng khi đó, cấp trên bên Lào đã yêu cầu ông phổ nhạc cho 4 câu thơ này của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhưng lần phổ nhạc đầu tiên có lẽ là chưa hay vì khi đó ông chỉ là nhạc sĩ nghiệp dư và mãi đến năm 2007, ông mới phổ nhạc “thành công” 4 câu thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nhân kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 79 năm Quốc khánh Việt Nam, nhạc sĩ Douangmixay Likaya sẽ phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Lào biểu diễn trong đêm 30/8, gồm 2-3 bài hát do ông sáng tác, viết về Bác Hồ.

Với tình cảm sâu nặng về Bác Hồ, nghệ sĩ Douangmixay Likaya cho biết luôn nhắc nhở con cháu, các đồng chí và các bạn Lào, rằng nếu không có Bác Hồ lãnh đạo cách mạng của 3 nước Đông Dương thì sẽ không có được độc lập ngày nay. Ông nhấn mạnh Bác Hồ là tấm gương hết sức mẫu mực và là người cộng sản chân chính mà những người dân ở cả Lào, Việt Nam và trên thế giới đều khâm phục. Kể cả tư bản đế quốc cũng phải công nhận Bác Hồ là một nhân vật vĩ đại, không chỉ là lãnh tụ của Việt Nam mà còn là tấm gương đạo đức sáng ngời để thế giới học tập.

Chia sẻ về những tác phẩm mà ông dàn dựng, chỉ đạo biểu diễn để phục vụ khán giả nhân dịp kỷ niệm 79 năm Quốc khánh Việt Nam, do Đại sứ quán Việt Nam tổ chức tại Lào, Nghệ sĩ Douangmixay Likaya cho biết nội dung chính của chương trình biểu diễn lần này là ca ngợi tình đoàn kết Lào-Việt Nam và tình đoàn kết quốc tế bởi ông nhận thấy trong Di chúc của Bác Hồ có nói về vấn đề đoàn kết là sức mạnh vĩ đại. Ngoài ra, nội dung chương trình biểu diễn lần này cũng thể hiện sự trường tồn của tình đoàn kết đặc biệt, sự thủy chung son sắc giữa hai nước, như lời dạy của Bác Hồ rằng quan hệ Lào-Việt Nam là mối quan hệ mang tính sống còn, không thể tách rời./.

Xuân Tú – Bá Thành

Tin cùng chuyên mục

Nhà Việt Nam học kỳ cựu Pyotr Tsvetov cùng những cuốn sách đặc biệt

Nhân dịp 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, phóng viên TTXVN tại Moskva đã có cuộc trò chuyện với nhà Việt Nam học kỳ cựu Pyotr Tsvetov. Từng là phóng viên báo Sự thật (Pravda) của Liên Xô giai đoạn 1991-1993, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội Hữu nghị Nga-Việt, Phó tiến sĩ khoa học lịch sử, Giảng viên Bộ môn Quan hệ quốc tế tại Học viện Ngoại giao trực thuộc Bộ Ngoại giao Nga, ông Tsvetov đã trải qua nhiều năm tháng gắn bó với Việt Nam.

Báo Nga khẳng định giá trị của đường lối “ngoại giao cây tre” Việt Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, báo Sự thật (Pravda) của LB Nga số ra mới đây đã có bài viết với nhan đề “Ngoại giao cây tre của Hà Nội”, trong đó khẳng định giá trị của đường lối ngoại giao câu tre trong việc giúp Việt Nam có mối quan hệ quốc tế sâu rộng và có uy tín cũng như sự tin cậy trên trường quốc tế.

55 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ: Biểu tượng của độc lập, tinh thần dân tộc, lòng yêu nước và ý chí kiên cường

"Đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nói chung, cộng đồng người Việt Nam ở Trung Quốc nói riêng, Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là biểu tượng của độc lập, của tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất kiên cường". Đây là những chia sẻ chân thành của Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan, Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Trùng Khánh – Tứ Xuyên khi trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Trung Quốc.

55 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ: Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn in sâu trong tâm thức của người dân Lào

Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại và kính yêu của dân tộc Việt Nam, được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) tôn vinh là Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất, hiện thân cho những đức tính cao đẹp nhất của một người cộng sản chân chính. Hình ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành biểu tượng cho tinh thần yêu nước, ý chí quật cường, lòng nhân ái bao dung và sự giản dị không chỉ của người Việt Nam, mà còn cả đối với cả cộng đồng thế giới. Đây là chia sẻ chung của giới chuyên gia, học giả và cán bộ Lào về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tự tin tiến vào kỷ nguyên mới

Dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Việt Nam sẽ tiếp tục ổn định chính trị, trật tự xã hội, không ngừng phát triển kinh tế - xã hội, phát huy vai trò và vị thế của mình ở khu vực và quốc tế. Đây không chỉ là nhận định của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Sri Lanka G. Weerasinghe mà còn là ý kiến chung của nhiều chính khách, học giả nước ngoài, sau khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII kiện toàn chức danh Tổng Bí thư.

55 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ: Văn kiện lịch sử quan trọng chỉ ra con đường phát triển cho dân tộc Việt Nam

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là văn kiện lịch sử quan trọng, chỉ ra con đường phát triển cho dân tộc Việt Nam, đồng thời phản ánh niềm hy vọng của Người đối với đất nước và thế giới. Nhà nghiên cứu lịch sử và chính trị Việt Nam và đảng viên Đảng Cộng sản Anh, Kyril Whittaker, đưa ra nhận định trên trong cuộc phỏng vấn mới đây với phóng viên TTXVN tại Anh.

55 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ: "Vũ khí thần kỳ" giúp Việt Nam liên tiếp gặt hái thành công

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự tổng kết tỉ mỉ kinh nghiệm cách mạng cả cuộc đời của Người, là lời dặn dò sâu sắc đối với những người kế tục cách mạng Việt Nam và có thể nói là tinh hoa của tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì vậy, việc thực hiện tư tưởng và Di chúc của Người là "vũ khí thần kỳ” giúp Việt Nam không ngừng đạt được thành công và giành thắng lợi trong thời đại ngày nay. Đây là chia sẻ của ông Lăng Đức Quyền, nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu các vấn đề thế giới của Tân Hoa xã, nguyên Trưởng Cơ quan thường trú Tân Hoa xã tại Việt Nam, khi trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Trung Quốc.

55 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ: Kiều bào Việt Nam tại Nhật Bản ghi nhớ hai chữ “đồng bào”

Trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hai chữ “đồng bào” vang lên giản dị những chứa đựng biết bao tình cảm, nhất là đối với những người Việt Nam ở nước ngoài luôn đau đáu nỗi nhớ quê hương, đất nước. Đó là chia sẻ của bà Đặng Thái Minh, Chánh Văn phòng Hội doanh nhân Việt Nam tại Nhật Bản với phóng viên TTXVN tại Tokyo.

55 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ: Trường tồn tư tưởng Hồ Chí Minh về hạnh phúc con người

“Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh mang nội dung sâu sắc, gói gọn trong chân lý: Độc lập, Tự do, Hạnh phúc”. Luật sư Trịnh Quốc Thiên cũng là một nhà biên khảo lịch sử Việt Nam đã mở đầu câu chuyện về Bác Hồ khi chia sẻ với phóng viên TTXVN tại Washington nhân kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Người.