Nhà Việt Nam học kỳ cựu Pyotr Tsvetov cùng những cuốn sách đặc biệt
Nhân dịp 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, phóng viên TTXVN tại Moskva đã có cuộc trò chuyện với nhà Việt Nam học kỳ cựu Pyotr Tsvetov. Từng là phóng viên báo Sự thật (Pravda) của Liên Xô giai đoạn 1991-1993, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội Hữu nghị Nga-Việt, Phó tiến sĩ khoa học lịch sử, Giảng viên Bộ môn Quan hệ quốc tế tại Học viện Ngoại giao trực thuộc Bộ Ngoại giao Nga, ông Tsvetov đã trải qua nhiều năm tháng gắn bó với Việt Nam.

Tiếp phóng viên TTXVN tại ngôi nhà yên bình, tràn đầy nắng ở ngoại ô Moskva, trước cửa là khu vườn với nhiều loài hoa đang khoe sắc, ông Tsvetov cho chúng tôi xem bài báo mới nhất của mình, viết cho báo Sự thật với nhan đề “Ngoại giao cây tre của Hà Nội”. Ông Tsvetov cho biết ngoài việc giảng dạy tại Học viện Ngoại giao trực thuộc Bộ Ngoại giao Nga, cho đến nay, ông vẫn tiếp tục viết bài cho báo Sự thật. Còn nhớ cách đây hơn một tháng, cũng chính tại căn nhà này, người được các phóng viên Việt Nam lâu năm ở địa bàn Moskva xem như “chuyên gia của các thế hệ phóng viên Việt Nam” đã đưa ra những đánh giá sắc sảo về cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và báo Nhân Dân. Ông Tsvetov khi đó đã khẳng định cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo có uy tín, nhà lý luận sắc bén, đã có đóng góp to lớn vào lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Trên cương vị Phó Chủ tịch thứ nhất Hội hữu nghị Nga-Việt, ông Tsvetov cũng đã tham dự hầu hết các cuộc gặp gỡ, sự kiện ngoại giao nhân dân của các nhà lãnh đạo cấp cao Việt Nam khi họ thăm chính thức LB Nga, chính vì thế mà các phóng viên Việt Nam luôn tìm đến ông để đề nghị đưa ra đánh giá, nhận định.

Câu chuyện tiếp đó chuyển sang những cuốn sách thú vị được lưu giữ tại căn nhà ngoại ô. Trước tiên, ông Tsvetov nhắc đến những cuốn sách của hai bậc lão thành cách mạng đã tham gia Quốc tế Cộng sản của Việt Nam là nhà sử học Trần Văn Giàu, nguyên Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ, nguyên Chủ tịch Ủy ban kháng chiến Nam Bộ; và Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Khánh Toàn. Đó là những cuốn “Sự hình thành về cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh”, “Giá trị, tinh thần, truyền thống của dân tộc Việt Nam” của Giáo sư Trần Văn Giàu, hay cuốn “Cách mạng tháng Mười vĩ đại và Việt Nam” của Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Khánh Toàn. Từng có giai đoạn là phóng viên thường trú của báo Sự thật tại Hà Nội, ông Tsvetov cho biết ông đã gặp và trò chuyện với Giáo sư Trần Văn Giàu cũng như đã gặp Viện sĩ Nguyễn Khánh Toàn khi đã nghỉ hưu, và một lần vào cuối năm 1982 ở Tashkent khi tham gia hội nghị về chính sách quốc gia cũng như sự kiện kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Liên Xô.

Trong số những cuốn sách đặc biệt của mình, ông Tsvetov còn lưu lại cuốn tuyển tập những bài viết và phát biểu của cố Tổng bí thư Lê Duẩn mà ông tham gia dịch ra tiếng Nga, xuất bản năm 1981 và được chính cố Tổng Bí thư ký tặng năm 1982, cũng như cuốn “Thư vào Nam” của cố Tổng Bí thư do Nhà xuất bản Sự thật biên soạn và phát hành. Trong kho sách về Việt Nam của ông còn có những cuốn tuyển tập các phát biểu và văn kiện tại các kỳ Đại hội Đảng Cộng sản toàn quốc lần thứ III, IV, V, và VI của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Kể về những năm tháng làm phóng viên báo Sự thật ở Hà Nội, ông Tsvetov cho biết trong giai đoạn khó khăn đó, khi Liên Xô tan rã, báo Nhân Dân và các bạn bè Việt Nam đã giúp ông rất nhiều trong quá trình tác nghiệp. Chẳng hạn như khi ông đi Đà Nẵng, chi nhánh của báo Nhân Dân ở Đà Nẵng đã thuê khách sạn cho ông, lấy ô tô đưa ông đi tác nghiệp ở các nơi, giới thiệu thực tế phát triển ở Việt Nam; hay khi công tác ở T.P Hồ Chí Minh, chi nhánh báo Nhân Dân tại đây cũng hỗ trợ ông chu đáo trong quá trình tác nghiệp. Bên cạnh đó, ông Tsvetov cũng kể về kỷ niệm khó quên đã góp phần đáng kể giúp duy trì hoạt động của báo Sự thật ở Việt Nam. Đó là tại T.P Hồ Chí Minh, ông đã đạt được thỏa thuận với công ty chế biến thực phẩm Vissan để doanh nghiệp này đồng ý quảng cáo trên báo Sự thật. Nhờ đó, văn phòng của ông có đủ kinh phí trang trải hoạt động.

Nhân dịp kỷ niệm 79 năm Quốc khánh Việt Nam, đánh giá những đóng góp của các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Tsvetov bình luận: “Các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam trong thế kỷ 21 không chỉ nói họ dựa trên tư tưởng chủ nghĩa Marx–Lenin, mà trên thực tế họ luôn giải quyết các nhiệm vụ, dù lớn hay nhỏ, để xây dựng xã hội Việt Nam văn minh và thịnh vượng dựa trên các cách tiếp cận, nguyên tắc chủ đạo mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra. Một bước đi dài đã được thực hiện vào năm 1986, khi Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành công cuộc Đổi mới. Đây cũng là cách làm theo tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh vì công cuộc đổi mới phát triển đất nước không còn giáo điều”./.

Duy Trinh

Tin cùng chuyên mục

Báo Nga khẳng định giá trị của đường lối “ngoại giao cây tre” Việt Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, báo Sự thật (Pravda) của LB Nga số ra mới đây đã có bài viết với nhan đề “Ngoại giao cây tre của Hà Nội”, trong đó khẳng định giá trị của đường lối ngoại giao câu tre trong việc giúp Việt Nam có mối quan hệ quốc tế sâu rộng và có uy tín cũng như sự tin cậy trên trường quốc tế.

55 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ: Biểu tượng của độc lập, tinh thần dân tộc, lòng yêu nước và ý chí kiên cường

"Đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nói chung, cộng đồng người Việt Nam ở Trung Quốc nói riêng, Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là biểu tượng của độc lập, của tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất kiên cường". Đây là những chia sẻ chân thành của Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan, Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Trùng Khánh – Tứ Xuyên khi trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Trung Quốc.

55 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ: Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn in sâu trong tâm thức của người dân Lào

Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại và kính yêu của dân tộc Việt Nam, được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) tôn vinh là Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất, hiện thân cho những đức tính cao đẹp nhất của một người cộng sản chân chính. Hình ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành biểu tượng cho tinh thần yêu nước, ý chí quật cường, lòng nhân ái bao dung và sự giản dị không chỉ của người Việt Nam, mà còn cả đối với cả cộng đồng thế giới. Đây là chia sẻ chung của giới chuyên gia, học giả và cán bộ Lào về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tự tin tiến vào kỷ nguyên mới

Dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Việt Nam sẽ tiếp tục ổn định chính trị, trật tự xã hội, không ngừng phát triển kinh tế - xã hội, phát huy vai trò và vị thế của mình ở khu vực và quốc tế. Đây không chỉ là nhận định của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Sri Lanka G. Weerasinghe mà còn là ý kiến chung của nhiều chính khách, học giả nước ngoài, sau khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII kiện toàn chức danh Tổng Bí thư.

55 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ: Văn kiện lịch sử quan trọng chỉ ra con đường phát triển cho dân tộc Việt Nam

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là văn kiện lịch sử quan trọng, chỉ ra con đường phát triển cho dân tộc Việt Nam, đồng thời phản ánh niềm hy vọng của Người đối với đất nước và thế giới. Nhà nghiên cứu lịch sử và chính trị Việt Nam và đảng viên Đảng Cộng sản Anh, Kyril Whittaker, đưa ra nhận định trên trong cuộc phỏng vấn mới đây với phóng viên TTXVN tại Anh.

55 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ: "Vũ khí thần kỳ" giúp Việt Nam liên tiếp gặt hái thành công

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự tổng kết tỉ mỉ kinh nghiệm cách mạng cả cuộc đời của Người, là lời dặn dò sâu sắc đối với những người kế tục cách mạng Việt Nam và có thể nói là tinh hoa của tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì vậy, việc thực hiện tư tưởng và Di chúc của Người là "vũ khí thần kỳ” giúp Việt Nam không ngừng đạt được thành công và giành thắng lợi trong thời đại ngày nay. Đây là chia sẻ của ông Lăng Đức Quyền, nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu các vấn đề thế giới của Tân Hoa xã, nguyên Trưởng Cơ quan thường trú Tân Hoa xã tại Việt Nam, khi trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Trung Quốc.

55 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ: Kiều bào Việt Nam tại Nhật Bản ghi nhớ hai chữ “đồng bào”

Trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hai chữ “đồng bào” vang lên giản dị những chứa đựng biết bao tình cảm, nhất là đối với những người Việt Nam ở nước ngoài luôn đau đáu nỗi nhớ quê hương, đất nước. Đó là chia sẻ của bà Đặng Thái Minh, Chánh Văn phòng Hội doanh nhân Việt Nam tại Nhật Bản với phóng viên TTXVN tại Tokyo.

55 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ: Trường tồn tư tưởng Hồ Chí Minh về hạnh phúc con người

“Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh mang nội dung sâu sắc, gói gọn trong chân lý: Độc lập, Tự do, Hạnh phúc”. Luật sư Trịnh Quốc Thiên cũng là một nhà biên khảo lịch sử Việt Nam đã mở đầu câu chuyện về Bác Hồ khi chia sẻ với phóng viên TTXVN tại Washington nhân kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Người.

55 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ: Đồng lòng từ Singapore hướng về đất nước và thực hiện tốt Di chúc của Bác

Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, nhân kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 và 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong hai ngày 1-2/9, đông đảo cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore và các cơ quan bên cạnh cùng đại diện Cộng đồng người Việt Nam tại Singapore đã đến dâng hoa tượng Bác tại Bảo tàng Văn minh châu Á. Đây là hoạt động hết sức ý nghĩa nhằm nhắc nhở và nuôi dưỡng sự biết ơn của thế hệ sau đối với công lao đấu tranh và xây dựng đất nước của thế hệ cha anh đi trước, dưới sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.