Báo Nga khẳng định giá trị của đường lối “ngoại giao cây tre” Việt Nam
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, báo Sự thật (Pravda) của LB Nga số ra mới đây đã có bài viết với nhan đề “Ngoại giao cây tre của Hà Nội”, trong đó khẳng định giá trị của đường lối ngoại giao câu tre trong việc giúp Việt Nam có mối quan hệ quốc tế sâu rộng và có uy tín cũng như sự tin cậy trên trường quốc tế.

Bài báo phân tích, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khi sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hà Nội năm 1945, chưa một quốc gia nào trên thế giới công nhận điều này, hay thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Sau 79 năm, ngày nay Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 193 quốc gia trên thế giới, 7 nước trong số đó là cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện. Quốc hội Việt Nam có quan hệ làm việc với cơ quan lập pháp của hơn 140 quốc gia, các tổ chức công của Việt Nam hợp tác với 1.200 tổ chức ngoại giao nhân dân, Việt Nam là thành viên trong 70 tổ chức quốc tế.

Tại Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 1/2021), những thành tựu về chính sách đối ngoại của Việt Nam được đánh giá cao nhất, như cố Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay". Trong một bài viết của mình, cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã giải thích về khái niệm “ngoại giao cây tre”, theo đó, "gốc vững" là quan điểm nguyên tắc bảo vệ lợi ích quốc gia, độc lập, tự chủ, tham gia tiến trình hội nhập, bám sát phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh; "thân chắc" là sự thống nhất hành động của tất cả các thành phần trong chính sách đối ngoại; "cành uyển chuyển" là các phương pháp và kỹ thuật ngoại giao khéo léo, khả năng thích ứng với hoàn cảnh, tính đến những thay đổi trên trường quốc tế và trong nước. Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh trong điều kiện khó khăn và biến động của chính trị thế giới hiện nay, “ngoại giao cây tre” là cần thiết để bảo vệ lợi ích quốc gia của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Tờ báo viết, trong suốt lịch sử nước Việt Nam độc lập, Đảng Cộng sản Việt Nam coi mặt trận đối ngoại là bộ phận quan trọng nhất của cuộc đấu tranh cách mạng, không chỉ vì độc lập, tự chủ mà còn bảo đảm cho sự phát triển tiến bộ và tiến tới tương lai xã hội chủ nghĩa của dân tộc Việt Nam. Ngày nay, ngành ngoại giao được trao vai trò tiên phong trong việc bảo vệ lợi ích của dân tộc Việt Nam.

Các văn kiện chính của Đảng Cộng sản Việt Nam coi đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân là 3 trụ cột của chính sách đối ngoại. Là một phần của ngoại giao đảng, Đảng Cộng sản Việt Nam có mối quan hệ với 253 đảng phái chính trị từ 115 quốc gia, không chỉ với những người cộng sản và công nhân, mà còn với các đảng cầm quyền thuộc nhiều đảng phái khác nhau.

Bài báo nhận định với phương châm “ngoại giao cây tre”, Việt Nam đang duy trì quan hệ với tất cả các quốc gia sẵn sàng hợp tác với mình trên nguyên tắc bình đẳng, hợp tác cùng có lợi; trong đó có quan hệ đối tác hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện là Lào, Campuchia và Cuba; 7 nước có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện cùng các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện. Đặc điểm nổi bật trong cách tiếp cận của Việt Nam có tính đến quy mô hợp tác kinh tế, chính trị; khả năng sử dụng nguồn lực của các nước này cho sự phát triển của Việt Nam. Việc tham gia các tổ chức liên chính phủ, tổ chức quốc tế cũng dựa trên cách tiếp cận này, theo đó việc tham gia các khuôn khổ hợp tác kinh tế và thương mại đa phương giúp kim ngạch xuất nhập khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng trưởng vượt bậc, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Hoạt động đối ngoại nhân dân cũng được Việt Nam hết sức quan tâm, với nhiệm vụ thông tin cho công chúng nước ngoài về những thành tựu của Việt Nam, quảng bá hình ảnh hấp dẫn của Việt Nam và tranh thủ, vận động nguồn lực bên ngoài cho công cuộc phát triển của Việt Nam. Một ví dụ cho thấy sự quan tâm của lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đối với các thể chế ngoại giao nhân dân được thể hiện qua chương trình các chuyến thăm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quốc hội Việt Nam tới Nga luôn có hoạt động gặp gỡ với các thành viên Hội Hữu nghị Nga-Việt, và tổ chức của các chuyên gia Liên Xô từng công tác tại Việt Nam./.

Duy Trinh

Tin cùng chuyên mục

55 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ: Biểu tượng của độc lập, tinh thần dân tộc, lòng yêu nước và ý chí kiên cường

"Đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nói chung, cộng đồng người Việt Nam ở Trung Quốc nói riêng, Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là biểu tượng của độc lập, của tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất kiên cường". Đây là những chia sẻ chân thành của Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan, Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Trùng Khánh – Tứ Xuyên khi trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Trung Quốc.

55 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ: Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn in sâu trong tâm thức của người dân Lào

Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại và kính yêu của dân tộc Việt Nam, được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) tôn vinh là Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất, hiện thân cho những đức tính cao đẹp nhất của một người cộng sản chân chính. Hình ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành biểu tượng cho tinh thần yêu nước, ý chí quật cường, lòng nhân ái bao dung và sự giản dị không chỉ của người Việt Nam, mà còn cả đối với cả cộng đồng thế giới. Đây là chia sẻ chung của giới chuyên gia, học giả và cán bộ Lào về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tự tin tiến vào kỷ nguyên mới

Dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Việt Nam sẽ tiếp tục ổn định chính trị, trật tự xã hội, không ngừng phát triển kinh tế - xã hội, phát huy vai trò và vị thế của mình ở khu vực và quốc tế. Đây không chỉ là nhận định của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Sri Lanka G. Weerasinghe mà còn là ý kiến chung của nhiều chính khách, học giả nước ngoài, sau khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII kiện toàn chức danh Tổng Bí thư.

55 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ: Văn kiện lịch sử quan trọng chỉ ra con đường phát triển cho dân tộc Việt Nam

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là văn kiện lịch sử quan trọng, chỉ ra con đường phát triển cho dân tộc Việt Nam, đồng thời phản ánh niềm hy vọng của Người đối với đất nước và thế giới. Nhà nghiên cứu lịch sử và chính trị Việt Nam và đảng viên Đảng Cộng sản Anh, Kyril Whittaker, đưa ra nhận định trên trong cuộc phỏng vấn mới đây với phóng viên TTXVN tại Anh.

55 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ: "Vũ khí thần kỳ" giúp Việt Nam liên tiếp gặt hái thành công

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự tổng kết tỉ mỉ kinh nghiệm cách mạng cả cuộc đời của Người, là lời dặn dò sâu sắc đối với những người kế tục cách mạng Việt Nam và có thể nói là tinh hoa của tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì vậy, việc thực hiện tư tưởng và Di chúc của Người là "vũ khí thần kỳ” giúp Việt Nam không ngừng đạt được thành công và giành thắng lợi trong thời đại ngày nay. Đây là chia sẻ của ông Lăng Đức Quyền, nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu các vấn đề thế giới của Tân Hoa xã, nguyên Trưởng Cơ quan thường trú Tân Hoa xã tại Việt Nam, khi trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Trung Quốc.

55 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ: Kiều bào Việt Nam tại Nhật Bản ghi nhớ hai chữ “đồng bào”

Trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hai chữ “đồng bào” vang lên giản dị những chứa đựng biết bao tình cảm, nhất là đối với những người Việt Nam ở nước ngoài luôn đau đáu nỗi nhớ quê hương, đất nước. Đó là chia sẻ của bà Đặng Thái Minh, Chánh Văn phòng Hội doanh nhân Việt Nam tại Nhật Bản với phóng viên TTXVN tại Tokyo.

55 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ: Trường tồn tư tưởng Hồ Chí Minh về hạnh phúc con người

“Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh mang nội dung sâu sắc, gói gọn trong chân lý: Độc lập, Tự do, Hạnh phúc”. Luật sư Trịnh Quốc Thiên cũng là một nhà biên khảo lịch sử Việt Nam đã mở đầu câu chuyện về Bác Hồ khi chia sẻ với phóng viên TTXVN tại Washington nhân kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Người.

55 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ: Đồng lòng từ Singapore hướng về đất nước và thực hiện tốt Di chúc của Bác

Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, nhân kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 và 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong hai ngày 1-2/9, đông đảo cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore và các cơ quan bên cạnh cùng đại diện Cộng đồng người Việt Nam tại Singapore đã đến dâng hoa tượng Bác tại Bảo tàng Văn minh châu Á. Đây là hoạt động hết sức ý nghĩa nhằm nhắc nhở và nuôi dưỡng sự biết ơn của thế hệ sau đối với công lao đấu tranh và xây dựng đất nước của thế hệ cha anh đi trước, dưới sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

55 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ: Tinh thần cống hiến cho đất nước luôn là tấm gương sáng cho người dân Việt Nam

Tư tưởng cách mạng kiên định, phong cách quả cảm và đạo đức cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã và đang ảnh hưởng đến nhiều thế hệ người dân, đặc biệt là giới trẻ Việt Nam. Đó là nhận định của Giáo sư, Tiến sĩ Thành Hán Bình (Cheng Hanping), Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Việt Nam, Đại Học Công nghiệp Chiết Giang (Trung Quốc) khi trao đổi với phóng viên TTXVN tại Trung Quốc liên quan đến 55 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ.