Tác động của Luật Đất đai 2024 đến kinh tế, luật pháp, quản lý và phát triển bền vững
Luật Đất đai 2024 được Quốc hội thông qua ngày 18/1/2024, dự kiến có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.
Toàn cảnh Hội thảo quốc gia “Kinh tế, luật, quản lý và phát triển bền vững dưới tác động của Luật Đất đai 2024”
Ảnh: Thúy Hằng -TTXVN

Ngày 21/6, tại Phân hiệu Vĩnh Long, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo quốc gia với chủ đề “Kinh tế, luật, quản lý và phát triển bền vững dưới tác động của Luật Đất đai năm 2024".

Hội thảo bao gồm một phiên tổng thể và 3 phiên thảo luận song song. Trong đó, tại phiên tổng thể, các chuyên gia từ các Bộ, ngành trong lĩnh vực luật, kinh tế và quản lý nhà nước đã chia sẻ góc nhìn mới liên quan đến Luật Đất đai năm 2024 bao gồm: Quyền thuê trong hợp đồng thuê đất - một trong những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024; vấn đề đặt ra và giải pháp cho công tác quyết định giá đất cụ thể khi thực hiện Luật Đất đai 2024. Ba phiên thảo luận song song với các chủ đề gồm: Luật Đất đai năm 2024 trong xu hướng phát triển kinh tế - xã hội và quản lý nhà nước; Luật Đất đai 2024 - cơ hội và thách thức với phát triển kinh tế - xã hội và môi trường; kinh tế tài nguyên đất và kinh doanh bất động sản dưới góc độ Luật Đất đai.

Theo Tiến sỹ Nguyễn Đắc Nhẫn, Phó Vụ trưởng Vụ Đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Luật Đất đai 2024 được Quốc hội thông qua ngày 18/1/2024, dự kiến có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025. Luật có nhiều điểm mới, phù hợp thực tiễn quản lý và sử dụng đất, có tác động đến nhiều lĩnh vực, góp phần tạo động lực thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển theo hướng ổn định, bền vững.

Tại Hội thảo, Tiến sỹ Nguyễn Đắc Nhẫn đã giới thiệu một số nét cơ bản của Luật Đất đai năm 2024, những điểm mới so với Luật Đất đai năm 2013, trong đó, đặc biệt thông tin những vấn đề cơ bản về Quyền thuê trong hợp đồng thuê đất - một trong những điểm mới của Luật này. Các quy định về quyền thuê trong hợp đồng thuê đất cùng với các điểm mới trong Luật Đất đai năm 2024 sẽ là căn cứ pháp lý đầy đủ, toàn diện để khơi thông, giải phóng nguồn lực đất đai, góp phần quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, bền vững tài nguyên đất trong giai đoạn mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái.

GS.TS Sử Đình Thành, Giám đốc Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu đề dẫn hội thảo. 
Ảnh: Thúy Hằng – TTXVN

Phát biểu tại Hội thảo, Giáo sư, Tiến sỹ Sử Đình Thành, Giám đốc Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, chính sách pháp luật về đất đai đóng vai trò quan trọng trong xây dựng và phát triển quốc gia. Luật Đất đai năm 2024 dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 thay thế Luật Đất đai năm 2013 nhằm tối ưu hóa quản lý, khai thác và sử dụng đất đai, đồng thời đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, công bằng và ổn định xã hội, bảo vệ an ninh, quốc phòng, môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu nhằm thúc đẩy phát triển bền vững của đất nước.

Hội thảo quốc gia với chủ đề “Kinh tế, luật, quản lý và phát triển bền vững dưới tác động của Luật Đất đai năm 2024" do Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức nhằm tạo diễn đàn để các nhà khoa học, nghiên cứu và chuyên gia tìm hiểu, thảo luận về tác động của Luật này đến các vấn đề kinh tế, luật pháp, quản lý và phát triển bền vững của đất nước. Hội thảo thu hút sự quan tâm với nhiều tham luận từ các nhà khoa học, nghiên cứu và chuyên gia liên quan chủ đề, qua đó phân tích, nhận định và đưa ra những giải pháp phù hợp để thích ứng, tận dụng tốt nhất cơ hội Luật Đất đai 2024 mang lại. Thông qua Hội thảo nhằm đóng góp những thông tin, giải pháp có giá trị để thực thi hiệu quả Luật Đất đai 2024, góp phần vào sự phát triển bền vững của Việt Nam./.

Tin liên quan

Việt Nam nỗ lực rất lớn trong hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người

Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền LHQ được Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố ngày 15/4/2024. Báo cáo cung cấp tình hình cập nhật với những dẫn chứng, thông tin và số liệu cụ thể, qua đó khẳng định nỗ lực rất lớn của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người.

Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản quy định 13 điểm mới có lợi cho nhà đầu tư

Theo chương trình kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội dự kiến sẽ thông qua hiệu lực của Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản (BĐS) sửa đổi vào ngày 1/8/2024, sớm hơn 6 tháng. Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) Hoàng Hải cho biết, các quy định sửa đổi, bổ sung mới có lợi cho người dân, doanh nghiệp đang được dư luận quan tâm.

Khi Luật Dược sửa đổi được ban hành, sẽ có hướng dẫn để không xảy ra tình trạng thiếu thuốc điều trị

Sau khi Luật Dược (sửa đổi) dược sửa đổi ban hành, Bộ Y tế sẽ trình Chính phủ Nghị định hướng dẫn chi tiết Luật dược sửa đổi và các thông tư liên quan, nhằm cụ thể hoá các chính sách để tăng cường đảm bảo cung ứng thuốc có chất lượng, hạn chế tình trạng thiếu thuốc như giai đoạn vừa qua.

Tin cùng chuyên mục

Loại trừ cá độ bóng đá trên không gian mạng

Với những người đam mê môn túc cầu, tháng 6 là tháng "ăn ngủ cùng trái bóng tròn" với những diễn biến hấp dẫn của các trận đấu tại Giải vô địch bóng đá châu Âu (EURO 2024). Mới chớm vòng đấu bảng, nhưng trên không gian mạng đã tràn ngập những hình ảnh, thông tin về các hình thức cá độ và một số vụ có quy mô lớn (cả về số người và số lượng tiền tham gia) đã được cơ quan công an ngăn chặn, triệt phá.

Đắk Lắk đưa Nghị quyết HĐND đi vào cuộc sống

HĐND tỉnh tổ chức Kỳ họp để xem xét, quyết định các nội dung thuộc thẩm quyền, cùng với UBND tỉnh giải quyết các công việc phát sinh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn

Cần thiết xây dựng chính sách, pháp luật về AI

Việc phát triển và ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo đang đặt ra nhiều thách thức cho công tác quản lý. Phóng viên báo Tin tức đã có cuộc trao đổi với TS Nguyễn Văn Cương, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) về vấn đề này.

Học giả Campuchia đề cao mối quan hệ truyền thống láng giềng tốt đẹp lâu đời với Việt Nam

Trong không khí hướng tới kỷ niệm 57 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam và Campuchia (24/6/1967-24/6/2024), ngày 19/6, hãng Thông tấn quốc gia Campuchia (AKP) và một số cơ quan báo chí truyền thông sở tại như FRESH News, AMS đồng loạt đăng tải bài viết của Tiến sĩ Kin Phea, Viện trưởng Học viện Quan hệ Quốc tế Campuchia thuộc Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia (RAC), trong đó phân tích và đề cao việc tuân thủ nguyên tắc láng giềng tốt đẹp và mối quan hệ truyền thống láng giềng tốt đẹp lâu đời Việt Nam-Campuchia.

Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam dự diễn đàn liên đảng quốc tế BRICS+

Từ ngày 16-19/6 tại Vladivostok, Liên bang Nga, trong khuôn khổ chương trình năm Nga làm Chủ tịch BRICS 2024, đảng Nước Nga Thống nhất đã tổ chức Diễn đàn liên đảng quốc tế BRICS+ với chủ đề “Đa số toàn cầu vì một thế giới đa cực” và Hội nghị bàn tròn bên lề diễn đàn này với chủ đề “Vai trò của các lực lượng chính trị có trách nhiệm của Nga và các nước Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong việc bảo đảm an ninh tài chính - kinh tế của các quốc gia có chủ quyền”. Tham dự diễn đàn có khoảng 150 đại biểu đến từ 32 nước và các chính đảng.

Đằng sau 'cây kim trong bọc'

Vừa bị mất số tiền lớn vào tay tội phạm, vừa bị mất chức, đó là một câu chuyện “bi hài” mới xảy ra ở Đồng Nai. Qua đây, vấn đề kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, đảng viên và xử lý tài sản bất minh một lần nữa lại được xới lên.

Lan tỏa dòng tiền đến doanh nghiệp

Nhu cầu hấp thụ vốn trong nền kinh tế vẫn còn tương đối yếu, do đó Ngân hàng Nhà nước cũng như các ngân hàng thương mại đã đưa ra nhiều giải pháp kích thích nhu cầu vay vốn của người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng. Từ đó, lan tỏa dòng tiền đến người dân, doanh nghiệp góp phần tăng trưởng kinh tế.