Thủ tướng kiểm tra dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam
Trong chương trình công tác tại Bình Định, chiều 22/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới khảo sát hầm Sơn Triệu, nghe báo cáo về 2 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam là Hoài Nhơn - Quy Nhơn và Quy Nhơn - Chí Thạnh thuộc dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam.

Thủ tướng hoan nghênh, biểu dương nỗ lực của chủ đầu tư, địa phương, các nhà thầu, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục phát huy tinh thần thi công 3 ca 4 kíp, "vượt nắng, thắng mưa, không thua bão gió”, "ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương", "làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm", "xuyên lễ, xuyên Tết, xuyên ngày nghỉ" để bảo đảm tiến độ đề ra, đồng thời nâng cao chất lượng, bảo đảm kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn, vệ sinh môi trường của dự án. Từ đó, góp phần thông toàn tuyến cao tốc Bắc – Nam từ Cao Bằng qua Lạng Sơn tới Cà Mau trong năm 2025, thiết thực kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc và chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Thủ tướng kiểm tra dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam

Thủ tướng đề nghị ban quản lý dự án tiếp tục quan tâm thu nhập, đời sống vật chất và tinh thần của công nhân, đồng thời các nhà thầu chính cần hợp tác, tạo điều kiện cho các nhà thầu phụ, doanh nghiệp địa phương để họ lớn mạnh, trưởng thành và làm các dự án khác. Thủ tướng đề nghị địa phương tiếp tục quan tâm đời sống của người dân đã nhường mặt bằng cho dự án, bảo đảm nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ; đồng thời nghiên cứu triển khai các nút giao hợp lý để phát huy tối đa hiệu quả tuyến cao tốc, khai thác không gian phát triển mới, tính toán, sử dụng hiệu quả nhất quỹ đất cho công nghiệp, du lịch, dịch vụ...

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam tăng 8 bậc trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới

Trong những năm gần đây, Việt Nam là một trong những quốc gia có xếp hạng chỉ số hạnh phúc liên tục tăng nhanh, nhất là 3 năm trở lại đây. Năm 2024, Việt Nam xếp thứ 46 trong số 143 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng, tăng 8 bậc so với năm 2023. Trước đó, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 77 vào năm 2021. Đến năm 2022 vươn lên vị trí thứ 65 và đạt vị trí 54 trong năm 2023. Tính riêng khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng vị trí thứ 2 chỉ sau Singapore.  

Đột phá theo Nghị quyết 57: Tính chiến lược của chủ trương đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia mang tính chiến lược rất cao, cả về thời điểm lẫn nội dung. Đây là nhận định được Giáo sư Nghiêm Đức Long, Giám đốc Trung tâm môi trường và nước thuộc Đại học Công nghệ Sydney (UTS), Chủ tịch Hội trí thức và chuyên gia Việt Nam tại Australia (VASEA), đưa ra khi trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Sydney.

Chương trình “Gặp gỡ lưu học sinh, sinh viên Việt Nam - Trung Quốc các thời kỳ”

Ngày 20/3/2025, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và các cơ quan hữu quan tổ chức chương trình “Gặp gỡ lưu học sinh, sinh viên Việt Nam - Trung Quốc các thời kỳ”, nhân dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và Năm giao lưu nhân văn Việt Nam - Trung Quốc 2025, nhằm góp phần thực hiện nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước về việc kế thừa và phát huy tình hữu nghị truyền thống, tăng cường tin cậy chính trị, củng cố nền tảng xã hội, thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển ổn định, lành mạnh, bền vững.  

Khu vực kinh tế tư nhân hiện đóng góp khoảng 51% GDP

Với gần một triệu doanh nghiệp, khoảng 5 triệu hộ kinh doanh cá thể, khu vực kinh tế tư nhân hiện đóng góp khoảng 51% GDP, hơn 3 0% ngân sách nhà nước, tạo ra hơn 40 triệu việc làm, sử dụng hơn 82% tổng số lao động trong nền kinh tế, đóng góp gần 60% vốn đầu tư toàn xã hội. Kinh tế tư nhân không chỉ giúp mở rộng sản xuất, thương mại, dịch vụ mà còn góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia.