UN Women hoan nghênh Việt Nam công bố Chương trình hành động quốc gia đầu tiên về phụ nữ, hòa bình và an ninh
UN Women sẵn sàng hỗ trợ Chính phủ Việt Nam mở rộng quan hệ đối tác, tận dụng các nguồn lực để đảm bảo rằng không có phụ nữ hay trẻ em gái nào bị bỏ lại phía sau.
Đại biểu tham gia sự kiện.
Ảnh: Nguồn Bộ Ngoại giao

Nhân dịp Chính phủ Việt Nam chính thức công bố Chương trình hành động quốc gia (NAP) đầu tiên về phụ nữ, hòa bình và an ninh, đánh dấu một cột mốc lịch sử trong cam kết của Việt Nam về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ trong lĩnh vực hòa bình và an ninh, Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tại Việt Nam đã phát đi thông cáo dẫn lời bà Sima Bahous, Giám đốc điều hành toàn cầu của UN Women hoan nghênh Việt Nam công bố NAP.

NAP được xây dựng dựa trên bốn trụ cột của Chương trình nghị sự phụ nữ, hòa bình và an ninh, cụ thể gồm: Sự tham gia, bảo vệ, phòng ngừa và cứu trợ phục hồi. Chương trình cũng đề cập tới hợp tác quốc tế, nhấn mạnh sự cam kết  của Việt Nam trong việc hợp tác với cộng đồng toàn cầu để thúc đẩy chương trình nghị sự về phụ nữ, hòa bình và an ninh.

"Việc triển khai Chương trình hành động quốc gia của Việt Nam diễn ra vào thời điểm quan trọng, khi những thách thức toàn cầu đang tác động đến tất cả chúng ta. Phụ nữ và trẻ em gái trên toàn thế giới tiếp tục phải đối mặt với nhiều tổn thương và phân biệt đối xử. Vì vậy, việc khởi động Chương trình hành động quốc gia này trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. UN Women sẵn sàng hỗ trợ Chính phủ Việt Nam mở rộng quan hệ đối tác, tận dụng các nguồn lực để đảm bảo rằng không có phụ nữ hay trẻ em gái nào bị bỏ lại phía sau,” bà Sima Bahous, Giám đốc điều hành toàn cầu của UN Women, cho biết trong thông điệp  của mình.

Nêu rõ các mục tiêu về sự tham gia đầy đủ, bình đẳng và có ý nghĩa của phụ nữ trong chính trị, ngoại giao, quốc phòng, an ninh và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, NAP lồng ghép vấn đề giới vào các phương thức ứng phó với xung đột, khủng hoảng, thảm họa và các thách thức an ninh mới nổi như biến đổi khí hậu và an ninh mạng.

Thứ trưởng Bộ Ngoại Ngoại giao Đỗ Việt Hùng phát biểu.
Ảnh: Nguồn Bộ Ngoại giao

Chương trình nghị sự về phụ nữ, hòa bình và an ninh (WPS) có phạm vi rộng và liên ngành, đòi hỏi sự phối hợp hiệu quả giữa nhiều bên liên quan, bao gồm các nhà lãnh đạo và quản lý ở mọi cấp: tỉnh, bộ, các cơ quan phụ nữ trên toàn quốc, học viện, các tổ chức cộng đồng,...

"Một Chương trình triển khai rõ ràng và có thể đo lường được sẽ tạo cơ sở vững chắc cho việc tài trợ và kêu gọi tăng đầu tư vào chương trình nghị sự Phụ nữ, Hòa bình và An ninh. Điều này sẽ giúp duy trì động lực và tiếp tục thu hút sự ủng hộ từ các Bộ và cơ quan chủ chốt có liên quan tại Việt Nam", bà Ryce Chanchai, Quản lý khu vực Chương trình về Quản trị và Phụ nữ, Hòa bình, An ninh tại ASEAN của UN Women cho biết.

Theo UN Women, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể về bình đẳng giới, thể hiện ý chí chính trị và động lực mạnh mẽ để thúc đẩy bình đẳng giới, bao gồm: xếp hạng toàn cầu về bình đẳng giới của Việt Nam đã tăng từ vị trí thứ 83 lên vị trí thứ 72 trong số 146 quốc gia, kể từ khi thông qua Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững; ban hành Luật Bình đẳng giới (năm 2006) và Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới (2021-2030), và Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (năm 2022)

Ở cấp độ quốc tế, Việt Nam luôn là tiếng nói ủng hộ mạnh mẽ cho Chương trình nghị sự về phụ nữ, hòa bình và an ninh. Việt Nam đã dẫn đầu việc đề xuất Nghị quyết số 1889 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc năm 2009, tập trung vào vai trò của phụ nữ trong xây dựng hòa bình sau xung đột. Trong nhiệm kỳ là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (2020-2021), Việt Nam đã tổ chức một hội nghị quốc tế với chủ đề "Nâng cao vai trò của phụ nữ trong xây dựng và củng cố hòa bình: Từ cam kết đến kết quả", thông qua Cam kết hành động Hà Nội với sự đồng tài trợ của 75 quốc gia thành viên Liên hợp quốc. Gần đây nhất, Việt Nam đã một lần nữa nhấn mạnh cam kết thúc đẩy bình đẳng giới của mình với việc trúng cử vào Hội đồng chấp hành của UN Women nhiệm kỳ 2025-2027.

Từ năm 2021, UN Women đã hỗ trợ kỹ thuật cho Chính phủ Việt Nam trong công tác xây dựng Chương trình hành động quốc gia về phụ nữ, hòa bình và an ninh thông qua Bộ Ngoại giao, với sự hỗ trợ của Chính phủ Canada, Vương quốc Anh và Bắc Ireland, Australia và Hàn Quốc./.

Tin liên quan

  Phát huy vị thế 25 năm Hà Nội - “Thành phố vì hòa bình” tại diễn đàn LHQ

Ngày 2/8, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) khóa 78, ông Dennis Francis đã chủ trì Diễn đàn cấp cao có chủ đề “Phát triển nền văn hoá hoà bình cho thế hệ hiện tại và tương lai” nhằm kỷ niệm 25 năm thông qua Tuyên bố và Chương trình hành động văn hóa hòa bình.

Tin cùng chuyên mục

Ngày đầu tuyến metro Nhổn chính thức đón khách

Đúng 8h sáng nay, ngày 8/8, tuyến đường sắt đô thị trên cao Nhổn - Ga Hà Nội chính thức vận hành và phục vụ miễn phí người dân trong 15 ngày đầu tiên. Đây là tuyến đường sắt đô thị thứ 2 của thủ đô HN được vận hành thương mại sau 15 năm triển khai với nguồn vốn lên tới 35.000 tỷ đồng. Việc đưa vào khai thác tuyến metro này kỳ vọng sẽ tạo thói quen sử dụng phương tiện công cộng của người dân thủ đô.

Khơi dậy khát vọng cống hiến, năng lực sáng tạo của văn nghệ sỹ

Sáng 08/8 tại Hà Nội, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam và lãnh đạo các Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương về tình hình văn học, nghệ thuật thời gian qua, phương hướng hoạt động trong thời gian tới.

Nâng cao giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp Singapore mong muốn đầu tư vào Việt Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, thu hút vốn đầu tư nước ngoài từ Singapore và doanh nghiệp Singapore được đầu tư hơn nữa vào thị trường Việt Nam là mong muốn mà cả phía Việt Nam và Singapore đang thúc đẩy. Việt Nam rất tích cực tháo gỡ những vướng mắc để hỗ trợ các doanh nghiệp Singapore tăng cường đầu tư vào Việt Nam. Trong khi đó, các doanh nghiệp Singapore đánh giá rất cao tiềm năng thị trường vốn của Việt Nam, song cũng mong muốn được tiếp cận nhiều hơn với những thông tin và quy định để biết cách và yên tâm đầu tư vào Việt Nam.

7 tháng năm 2024, sản xuất công nghiệp có nhiều điểm sáng

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ, chiều 5/8/2024, đại diện Bộ Công Thương thông tin về tình hình phục hồi công nghiệp của nước ta trong 7 tháng qua có rất nhiều điểm sáng đáng ghi nhận như: Chỉ số PMI tháng 7/2024 ngành sản xuất đạt 54,7 điểm, tăng 4 tháng liên tục và là mức cao nhất kể từ tháng 11/2018; Tốc độ tăng sản lượng sản xuất công nghiệp tháng 7 cao hơn tháng 6 và đạt mức cao nhất kể từ tháng 3/2011; Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) sau 7 tháng tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước, là mức lũy kế cao nhất kể từ tháng 2/2024 đến nay.

Quảng Bình - top 13 điểm đến đẹp nhất thế giới

Với thiên nhiên nguyên hoang sơ, kỳ vĩ cùng hệ thống hang động, sông, suối tuyệt đẹp, Quảng Bình là một trong 13 điểm đến được các biên tập viên của tạp chí Travel+Leisure đánh giá là đẹp nhất thế giới. Là thiên đường của những hang động, Quảng Bình càng trở nên đặc biệt hơn khi sở hữu Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, nơi được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Qua những cung đường quanh co, những dòng sông huyền thoại, du khách sẽ tìm thấy những hang động khổng lồ, kỳ bí ẩn mình giữa rừng rậm, giữa thiên nhiên nguyên sơ, hùng vĩ. Nơi đây chắc chắn sẽ là điểm đến hoàn hảo dành cho những tín đồ thích khám phá, ưa cảm giác mạnh, trải nghiệm chèo thuyền kayak, thám hiểm hang động, đi bộ đường dài hay cắm trại…

Côn Đảo - Top 4 điểm đến hoang sơ, tuyệt đẹp trên thế giới chưa được đánh giá đúng tầm

“Quá tải du lịch” là thuật ngữ để nói về một điểm đến có quá nhiều khách du lịch, làm ảnh hưởng đến các khía cạnh trong cuộc sống của địa phương, từ môi trường, chi phí lưu trú, phương tiện đi lại đến sinh hoạt, ăn uống. Và khi một địa điểm quá đông người, không chỉ chất lượng cuộc sống của người dân địa phương bị ảnh hưởng mà cả chất lượng kỳ nghỉ của du khách cũng vậy. Để mang đến cho du khách những trải nghiệm du lịch tốt hơn, tháng 7/2024, các biên tập viên giàu kinh nghiệm và các blogger du lịch đã đi khắp thế giới của tạp chí Time Out (Anh) đề xuất danh sách 24 điểm đến trên thế giới hoang sơ, tuyệt đẹp song chưa được đánh giá đúng tầm, trong đó Côn Đảo của Việt Nam ở vị trí thứ 4.

7 tháng năm 2024, xuất khẩu gạo tăng hơn 25%

Theo Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 7 tháng năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu 5,18 triệu tấn gạo, tương đương 3,27 tỷ USD, tăng 5,8% về lượng và tăng 25,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Việt Nam đặt mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu gạo năm 2024 đạt trên 5 tỷ USD.