Bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên trong trường học

Bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên trong trường học

Nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk đã tích cực phối hợp cùng ngành Văn hóa triển khai nhiều chương trình, giải pháp với các hoạt động đa dạng, phong phú, mang đến cho học sinh nhiều kiến thức về nét đẹp truyền thống, giúp các em biết trân trọng, giữ gìn và lan tỏa. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
Hà Tĩnh thành lập 210 đội hình thanh niên “Bình dân học vụ số”

Hà Tĩnh thành lập 210 đội hình thanh niên “Bình dân học vụ số”

Trong Tháng Thanh niên năm 2025, tỉnh Hà Tĩnh thành lập hơn 210 Đội hình thanh niên “Bình dân học vụ số” với gần 3.000 thành viên, tập trung vào công tác tuyên truyền, hỗ trợ phổ cập cho người dân và thanh thiếu nhi các kiến thức, kỹ năng cơ bản về công nghệ thông tin bằng hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến. Ảnh: TTXVN phát
Bảo tồn và phát triển nghề làm tương ở Hưng Yên

Bảo tồn và phát triển nghề làm tương ở Hưng Yên

Thôn Bần, xã Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên nổi tiếng với nghề làm tương có từ lâu đời. Không giống với cách làm tương truyền thống, người dân làng Bần hiện nay đã sử dụng nhiều máy móc công nghệ để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Trải qua nhiều thăng trầm cuộc sống, sự thay đổi của xã hội nhưng người dân làng Bần vẫn bảo tồn và phát triển, giữ gìn nét đẹp của làng nghề, đồng thời tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hàng trăm lao động. Ảnh: TTXVN
Người

Người "giữ hồn" thổ cẩm ở vùng cao Yên Bái

Với mong muốn gìn giữ, phát triển các sản phẩm thổ cẩm, nghệ nhân Lý Thị Ninh, ở xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã kết nối, mang thổ cẩm truyền thống của đồng bào Mông vươn ra thế giới và trở thành người "giữ hồn" thổ cẩm dân tộc. Hiện chị Ninh là Giám đốc Hợp tác xã thêu dệt thổ cẩm Mông Style với gần 50 thành viên, tạo thu nhập ổn định cho chị em với mức lương từ 3-5 triệu đồng. Ảnh: Đinh Thùy-TTXVN
Vẻ đẹp cánh đồng rong biển ở Ninh Thuận

Vẻ đẹp cánh đồng rong biển ở Ninh Thuận

Cánh đồng rong biển ở thôn Từ Thiện, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) đang vào thời điểm đẹp nhất trong năm. Khi thủy triều rút, rong biển xanh mướt hiện lên trên nền bãi rạn rộng hơn 500 m và kéo dài khoảng 4km, tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Đến với cánh đồng rong biển Từ Thiện, du khách không chỉ được hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ, trong lành, thỏa sức vui chơi và chụp những bức ảnh nghệ thuật độc đáo mà còn có cơ hội khám phá cuộc sống bình dị của ngư dân địa phương. Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN
Phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

Phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 là ngày thế giới tôn vinh những thành tựu và sự cống hiến của phụ nữ cho nhân loại. Đây là dịp để biểu dương ý chí của phụ nữ khắp nơi trên thế giới đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ, hoà bình và tiến bộ xã hội, vì quyền lợi, hạnh phúc của phụ nữ và nhi đồng, trong đó có Phụ nữ Việt Nam. Ảnh: TTXVN
Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm trang phục dân tộc Thái ở Điện Biên

Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm trang phục dân tộc Thái ở Điện Biên

Cộng đồng người Thái là một trong ba dân tộc chiếm phần lớn dân số của tỉnh Điện Biên. Nghề dệt thổ cẩm trang phục truyền thống của dân tộc Thái dù đã từng đối mặt với nguy cơ mai một nhưng hiện vẫn được gìn giữ. Những nghệ nhân lớn tuổi vẫn bền bỉ truyền nghề cho thế hệ trẻ từng họa tiết, hoa văn đặc trưng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Ảnh: Xuân Tư – TTXVN
Những người gìn giữ “lá phổi xanh” Cần Giờ

Những người gìn giữ “lá phổi xanh” Cần Giờ

Rừng ngập mặn Cần Giờ hôm nay được hồi sinh diệu kỳ sau gần nửa thế kỷ phục hồi, phát triển và được xem là “bể carbon xanh, lá phổi xanh” làm nên bức tường xanh vững chắc bảo vệ môi trường cho Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương lân cận. Điều đó có được từ những quyết sách đúng đắn của Đảng bộ, Chính quyền Thành phố suốt gần nửa thế kỷ qua (từ năm 1978 đến nay), nỗ lực của các cấp, ngành, những cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý rừng, đặc biệt là những hộ dân xem rừng ngập mặn như “duyên nợ” khó có thể rời xa, gắn cuộc đời mình với “đời rừng”. Những người được giao khoán bảo vệ rừng luôn tự hào với công việc gìn giữ “lá phổi xanh” cho thế hệ mai sau. Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN
Hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ V-ORGANIC (Hòa Bình) sản xuất rau củ theo hướng hữu cơ, an toàn

Hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ V-ORGANIC (Hòa Bình) sản xuất rau củ theo hướng hữu cơ, an toàn

Hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ V-ORGANIC tại xã Quyết Chiến (Tân Lạc, Hòa Bình) phát triển sản xuất theo chuỗi liên kết các loại rau, củ theo hướng hữu cơ, an toàn, thân thiện với môi trường. Vùng sản xuất của HTX rộng gần 8ha được phân khu trồng các loại rau khác nhau và khoảng 1ha rau được trồng nhà màng, nhà lưới, giúp giảm thiểu sâu bệnh gây hại. Tất cả các khâu từ làm đất, trồng, chăm sóc, thu hoạch rau đều có cán bộ kỹ thuật giám sát. Năng suất trung bình hằng năm đạt 60 tấn/ha, giải quyết việc làm cho từ 20 - 30 lao động địa phương với thu nhập từ 180.000 - 250.000 đồng/người/ngày. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN
Rực rỡ sắc hoa đào ở Lùng Cúng, Mù Cang Chải

Rực rỡ sắc hoa đào ở Lùng Cúng, Mù Cang Chải

Những ngày này, đến với bản vùng cao Lùng Cúng (huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái), người dân và du khách không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của các loài hoa, nhất là sắc hồng của hoa đào mang đậm chất núi rừng Tây Bắc vào mỗi dịp đầu Xuân năm mới. Ảnh: Tuấn Anh-TTXVN
Bản du lịch cộng đồng Sì Thâu Chải đẹp lung linh giữa núi rừng Tây Bắc

Bản du lịch cộng đồng Sì Thâu Chải đẹp lung linh giữa núi rừng Tây Bắc

Cách thị trấn Tam Đường tỉnh Lai Châu khoảng 6km, Sì Thâu Chải nằm ở độ cao hơn 1.400m so với mực nước biển, với hơn 60 hộ dân là đồng bào dân tộc Dao đầu bằng sinh sống. Trong những năm gần đây, bản du lịch cộng đồng Sì Thâu Chải được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến, bởi đây là một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất của huyện Tam Đường (Lai Châu). Bản Sì Thâu Chải cũng là nơi có vị trí đắc địa để tổ chức các giải Dù lượn trong nước và quốc tế. Ảnh: Quý Trung - TTXVN
Nghệ nhân A Huynh - Người thổi hồn vào nhạc cụ đàn đá

Nghệ nhân A Huynh - Người thổi hồn vào nhạc cụ đàn đá

Nghệ nhân ưu tú A Huynh (trú làng Chốt, thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy) là người đầu tiên tại tỉnh Kon Tum biết cách chế tác và chơi đàn đá, một trong những nhạc cụ thuộc bộ gõ cổ xưa nhất tại Việt Nam. Nghệ nhân A Huynh thường xuyên mang đàn đá đi trình diễn tại các chương trình, lễ hội do địa phương tổ chức và tích cực truyền dạy lại cách làm đàn đá cho thế hệ trẻ. Nhờ đó, đàn đá dần “hồi sinh” và trở thành nhạc cụ không thể thiếu tại các dịp lễ lớn của người dân tộc thiểu số. Với những đóng góp quan trọng, năm 2015, A Huynh được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú khi mới 33 tuổi vì đã có những cống hiến xuất sắc trong việc gìn giữ và phát huy di sản văn hóa của dân tộc. Ảnh: Khoa Chương - TTXVN
Lá phổi hồi sinh,

Lá phổi hồi sinh, "phép màu" cho người bệnh

Trong năm 2024, ba người đang trong giai đoạn cuối của các bệnh lý phổi mạn tính đã được tái sinh, là thành tựu của bao tâm sức, quyết tâm và cân não của đội ngũ thầy thuốc Bệnh viện Phổi Trung ương. Đêm 30 Tết Giáp Thìn, Trung tâm Ghép phổi (Bệnh viện Phổi Trung ương) đã thực hiện một ca phẫu thuật ghép phổi “phép màu” cho người bệnh Phạm Anh Thư (21 tuổi, quê Bắc Kạn). Sau 1 năm, “cuộc sống mới” của cô sinh viên Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông (Đại học Thái Nguyên) đã bình thường trở lại. Ca ghép thành công là dấu mốc lớn ghi nhận tiến bộ vượt bậc của các thầy thuốc Bệnh viện Phổi Trung ương nói riêng và góp phần quan trọng vào thành tựu kỹ thuật ghép tạng của Việt Nam. Từ đây, các quy trình kỹ thuật chẩn đoán, điều trị nội khoa và phẫu thuật phổi ở nước ta sẽ đúng theo tiêu chuẩn của các nước phát triển. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN
Y tế Việt Nam làm chủ nhiều công nghệ hiện đại

Y tế Việt Nam làm chủ nhiều công nghệ hiện đại

Trong nhiều năm qua, các nhà khoa học ngành y đã tiến hành hàng loạt công trình nghiên cứu có giá trị, mang lại hiệu quả kinh tế và ý nghĩa xã hội sâu sắc. Với tinh thần đổi mới sáng tạo, các thầy thuốc Việt Nam đã làm chủ nhiều kỹ thuật hiện đại đạt trình độ ngang tầm các nước tiên tiến, đưa nền khoa học y học Việt Nam tiếp cận với thế giới. Ảnh: TTXVN
Người bác sĩ tận tâm với nghề, không ngừng học hỏi

Người bác sĩ tận tâm với nghề, không ngừng học hỏi

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Hồng Long (sinh năm 1977), Trưởng khoa Ngoại Tiết niệu, bệnh viện Hữu nghị Việt Xô, là người luôn tận tâm với nghề, không ngừng học hỏi. Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội năm 2001, bác sĩ Nguyễn Hồng Long về công tác tại Khoa Ngoại Tổng hợp (nay là Khoa Ngoại Tiết niệu). Trong quá trình công tác, bác sĩ cùng với tập thể khoa luôn đoàn kết, không ngừng nỗ lực đổi mới, nâng cao chất lượng chuyên môn với phương châm lấy người bệnh làm trung tâm để phục vụ. Bên cạnh đó, bác sĩ Long cũng dành thời gian cho nghiên cứu khoa học, làm công tác đào tạo, tập huấn về chuyên môn sâu nhằm nâng cao trình độ, góp phần đóng góp nhiều hơn cho lĩnh vực phẫu thuật thận, tiết niệu. Ảnh: Minh Quyết – TTXVN
Phát hành bộ sách

Phát hành bộ sách "Cổ kim truyền lục"

Vừa qua, tại Hà Nội, diễn ra Lễ phát hành bộ sách "Cổ kim truyền lục" nhân kỷ niệm 923 năm ngày sinh danh nhân Tô Hiến Thành (22 tháng Giêng/Nhâm Ngọ 1102 - 22 tháng Giêng/ Ất Tỵ 2025). Bộ sách gồm 4 tập: Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh được sáng tác vào năm Đinh Mùi (1907); hiện bản khắc gỗ chữ Hán của bộ sách vẫn được lưu giữ. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
Trường PTDT Nội trú - THPT tỉnh Hà Giang không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học

Trường PTDT Nội trú - THPT tỉnh Hà Giang không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học

Là chiếc nôi đào tạo đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số cho những vùng khó khăn của Hà Giang, trường Phổ thông Dân tộc Nội trú - THPT tỉnh Hà Giang không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học. Hướng tới mục tiêu: “Dạy tốt - Học tốt - Quản lý tốt - Nuôi dưỡng tốt”, năm học 2024 - 2025, nhà trường đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, từ đổi mới phương pháp giảng dạy, siết chặt công tác quản lý đến chăm lo đời sống học sinh, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Ảnh: Minh Tâm - TTXVN
Hơn 17,5 tỷ giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt

Hơn 17,5 tỷ giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt

Việt Nam hiện có hơn 200 triệu tài khoản thanh toán khách hàng cá nhân; năm 2024 đã có hơn 17,5 tỷ giao dịch với số tiền hơn 280 triệu tỷ đồng không dùng tiền mặt. Trong thời gian qua, các tổ chức tín dụng đã chủ động triển khai chuyển đổi số, kết nối, hợp tác với các ngành, lĩnh vực khác nhau để hình thành và mở rộng hệ sinh thái số cung ứng sản phẩm dịch vụ, lấy khách hàng làm trung tâm, cung cấp trải nghiệm giao dịch liền mạch, cá nhân hóa. Các tổ chức tín dụng, tổ chức trung gian thanh toán cũng đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ tiên tiến để tối ưu hóa, đơn giản hóa quy trình nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả hoạt động và trải nghiệm giao dịch khách hàng; đồng thời đánh giá, phân loại khách hàng, quyết định giải ngân và tích hợp với nhiều hệ sinh thái đối tác khác nhau trong các lĩnh vực. Ảnh: Trần Việt - TTXVN
Những ông “bố nuôi” mang quân hàm xanh nơi vùng biên Quảng Trị

Những ông “bố nuôi” mang quân hàm xanh nơi vùng biên Quảng Trị

Những năm qua, thông qua các mô hình “Con nuôi biên phòng”, “Nâng bước em đến trường”, những ông “bố nuôi” đặc biệt mang quân hàm xanh đã và đang trở thành điểm tựa vững chắc cho học trò nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vùng biên giới của tỉnh Quảng Trị . Tính riêng trong năm 2024, Bộ đội Biên phòng tỉnh đã nhận nuôi 24 cháu trong mô hình “Con nuôi đồn Biên phòng” và hỗ trợ 71 em trong mô hình “Nâng bước em tới trường”. Ảnh: Thanh Thuỷ-TTXVN