Xóa nhà tạm: Hỗ trợ thủ tục về đất đai để đảm bảo tính pháp lý và thực tiễn
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hoàng Nam, tỉnh sẽ đổi mới phương pháp, cách làm theo hướng đa dạng hóa nguồn lực với quyết tâm hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát theo kế hoạch đã đề ra.


Một hộ dân ở xã Lìa, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) được hỗ trợ xây dựng mới về nhà ở theo Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát. 
Ảnh: Nguyên Lý-TTXVN

Tỉnh Quảng Trị có 7.663 hộ cần hỗ trợ về nhà ở gồm: xây mới 4.460 nhà, sửa chữa 3.203 nhà với tổng kinh phí thực hiện trên 414 tỷ đồng; trong đó, kinh phí có khả năng huy động là gần 300 tỷ đồng, kinh phí cần huy động bổ sung trên 114 tỷ đồng.

Đến tháng 3/2025, gần 1.800 hộ nghèo trên địa bàn tỉnh đã được hỗ trợ xây mới nhà ở với kinh phí trên 118 tỷ đồng, trong đó vốn thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia hơn 30 tỷ đồng, vốn xã hội hóa trên 88 tỷ đồng. Tỉnh phấn đấu trước ngày 2/9/2025 sẽ hoàn thành việc xóa nhà tạm, dột nát. Để thực hiện mục tiêu này, tỉnh đã xây dựng kế hoạch thực hiện có trọng tâm trọng điểm, phân công cụ thể về con người, gắn trách nhiệm với kết quả và sản phẩm; rà soát thống kê số hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách đảm bảo đúng đối tượng. Địa phương huy động hiệu quả nguồn lực xã hội kết hợp lồng ghép chính sách từ các chương trình, dự án của Nhà nước; hỗ trợ thủ tục về đất đai để đảm bảo tính pháp lý và thực tiễn của từng địa phương.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hoàng Nam, tỉnh quyết tâm hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát theo kế hoạch đã đề ra. Quảng Trị đổi mới phương pháp, cách làm theo hướng đa dạng hóa nguồn lực. Ngoài nguồn lực hỗ trợ từ Trung ương, địa phương, Chương trình còn có sự nỗ lực của các gia đình và sự giúp đỡ từ cộng đồng với tinh thần “ai có công giúp công, ai có của giúp của, ai có ít giúp ít, ai có nhiều giúp nhiều”.

Giai đoạn 2022 - 2026, tỉnh thực hiện Đề án vận động nguồn lực hỗ trợ xây mới nhà ở cho hộ nghèo (Đề án 197); qua đó đã huy động được 120 tỷ đồng. Thông qua Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” giai đoạn 2021 - 2024, địa phương đã hỗ trợ xây mới 677 nhà, sửa chữa 172 nhà ở cho người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ với tổng kinh phí trên 58 tỷ đồng. Năm 2025, Bộ Công an vận động hỗ trợ xây dựng 1.143 căn nhà với tổng giá trị 80 tỷ đồng cho hộ nghèo, khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh.

Ngoài kinh phí hỗ trợ của Nhà nước, các địa phương trong tỉnh đã chủ động huy động thêm nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm, dột nát. Đến tháng 3/2025, huyện Hải Lăng đã hoàn thành xóa nhà tạm, dột nát với việc hỗ trợ xây mới 37 ngôi nhà; trong đó, 23 nhà hỗ trợ hộ khó khăn, 14 nhà tình nghĩa. Ngoài ra, huyện còn vận động bổ sung thêm kinh phí để hỗ trợ các hộ xây dựng nhà ở.../.

Tin liên quan

Xóa nhà tạm: Nhanh chóng gỡ vướng mắc để về đích sớm

Các địa phương phát huy, chia sẻ sáng kiến hay của cơ sở để nơi khác làm theo, như tổ chức đổi công lao động sản xuất giữa các hộ; vật liệu xây dựng được mua, tập kết tập trung để giảm thiểu chi phí vận chuyển; đẩy mạnh phong trào nhà giúp nhà, thôn giúp thôn, xã giúp xã.

Tin cùng chuyên mục

Lan tỏa phong trào thi đua yêu nước

Ngày 20/3, tại Ninh Bình, Khối thi đua các Tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức Liên hiệp trực thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam đã tổ chức hội nghị tổng kết phong trào thi đua năm 2024.

Tái cấu trúc ngành lúa gạo - Bài 3: Chủ động ứng phó với đà giảm giá

Giá gạo xuất khẩu vẫn tiếp tục giảm trong khi vụ Đông Xuân đang thu hoạch rộ gây áp lực lên toàn bộ chuỗi cung ứng từ nông dân, doanh nghiệp thu mua lẫn xuất khẩu. Làm gì để giải quyết bài toán thu mua lúa gạo với giá mà cả nông dân và doanh nghiệp đều có lãi, ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu gạo?

Tái cấu trúc ngành lúa gạo - Bài 2: “Con chip” giống lúa và giải pháp đồng bộ cho gạo Việt

Gạo thơm và gạo đặc sản Việt Nam đã giữ được lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế nhờ hội nhập kinh tế và chính sách hỗ trợ sản xuất bền vững. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị và mở rộng thị trường xuất khẩu cần triển khai giải pháp đồng bộ từ nghiên cứu giống lúa, cải thiện hạ tầng đến đẩy mạnh chế biến và thương mại.