Ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam
Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam cùng với Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946 và Hiệp định Paris năm 1973 đã trở thành 3 văn kiện ngoại giao quan trọng nhất trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược của dân tộc ta.

Tròn 70 năm trước, ngày 21/7/1954, Hiệp định Geneve về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam đã được ký kết. Trải qua 75 ngày đêm đàm phán với 31 phiên họp, trong đó có các phiên họp toàn thể, phiên họp cấp trưởng đoàn cùng nhiều cuộc tiếp xúc song phương và đa phương, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam đã được ký vào ngày 21/7/1954. Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam cùng với Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946 và Hiệp định Paris năm 1973 đã trở thành 3 văn kiện ngoại giao quan trọng nhất trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược của dân tộc ta.

Tin cùng chuyên mục

70 năm Hiệp định Geneva: Đại sứ UPeace đánh giá về dấu mốc quan trọng trong lịch sử thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng

Xuyên suốt lịch sử ngành ngoại giao cách mạng của Việt Nam, Hiệp định Geneva về Đông Dương được đánh giá là nấc thang quan trọng trong tiến trình đi tới độc lập, tự do của đất nước, là sự thử thách bản lĩnh của nền ngoại giao non trẻ. 70 năm trôi qua, thời gian càng lùi xa, càng tôn vinh ý nghĩa và những bài học kinh nghiệm của Hiệp định Geneva.

70 năm Hiệp định Geneva: Chuyên gia Pháp khẳng định ý nghĩa về quân sự và chính trị

Ngày 21/7/1954, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam đã được ký kết, mở ra trang mới trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của Việt Nam. Dù đã nhiều năm trôi qua, song nhiều người dân Pháp vẫn quan tâm đến trận chiến cuối cùng của đội quân viễn chinh, cũng là sự khởi đầu quá trình phi thực dân hóa của Pháp. Tiến sĩ Eric Coudray là một trong số đó, khi làm luận văn Tiến sĩ với đề tài "Liệu có một cuộc chiến bị lãng quên? Lịch sử và ký ức của những người lính Pháp trong Chiến tranh Đông Dương”, tập trung vào cuộc đời của những người lính, ký ức của họ về chiến tranh Đông Dương.