Chủ tịch Thượng viện Hun Sen khẳng định công lao của Việt Nam giúp Campuchia thoát nạn diệt chủng
Ngày 6/5, trong khuôn khổ chuyến thăm Indonesia từ 5-7/5, Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia, cựu Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen đã có bài thuyết trình tại Viện nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) tại Jakarta về “Hòa bình và hòa giải dân tộc ở Campuchia: Bài học cho Đông Nam Á”.

Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, trong phần thuyết trình, nhà lãnh đạo Campuchia đã xúc động nhắc lại thời khắc lịch sử đặc biệt khi ông đến Việt Nam vào năm 1977, đề nghị Việt Nam giúp đỡ để giải phóng Campuchia khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot. Ông tuyên bố: "Nếu không có sự hỗ trợ của Việt Nam vào thời điểm đó, không quốc gia nào có thể giúp Campuchia lật đổ được chế độ diệt chủng Pol Pot đẫm máu. Chúng ta phải bảo vệ sự thật lịch sử này để những hành động tàn bạo như vậy không bao giờ lặp lại”.

Theo Chủ tịch Thượng viện Hun Sen, trong hơn 40 năm qua, đã xuất hiện những cáo buộc chống lại Việt Nam và khuynh hướng cực đoan phủ nhận sự tồn tại của tội diệt chủng dưới chế độ Khmer Đỏ. Ông kêu gọi bảo vệ tuyệt đối sự thật lịch sử, đặc biệt là để ngăn chặn tội ác tày đình tương tự tái diễn. Nhà lãnh đạo Campuchia nhấn mạnh giá trị lâu dài của hòa bình và tầm quan trọng của nhận thức lịch sử trong việc ngăn ngừa xung đột trong tương lai.

Năm ngoái, Campuchia đánh dấu 45 năm Ngày lật đổ Khmer Đỏ (1979 - 2024). Trong hơn 3 năm cầm quyền kể từ năm 1975, chế độ diệt chủng do Pol Pot - Ieng Sary đứng đầu đã giết hại hơn 3 triệu người dân vô tội.

Trong bộ phim tài liệu lịch sử với tựa đề "Hành trình cứu nước", ông Hun Sen từng chia sẻ khi ấy ông và nhiều người Campuchia yêu nước xem Việt Nam là nơi duy nhất có thể dang tay giúp đỡ. Bởi Việt Nam là nước láng giềng từng đồng cam cộng khổ, kề vai sát cánh với Campuchia trong các cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung, giành độc lập.

Với tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng và giúp bạn cũng là giúp mình, sau khi nhận được lời đề nghị từ Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, hàng vạn chiến sĩ, sĩ quan Quân tình nguyện Việt Nam đã lên đường sang nước bạn. Sự hỗ trợ quan trọng này đã giúp Campuchia đánh bại Khmer Đỏ vào ngày 7/1/1979, đưa đất nước này thoát khỏi nạn diệt chủng./.

Đỗ Quyên

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng tiếp Đoàn đại biểu Toà án quốc tế về Luật biển

Chiều 06/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tomas Heidar, Chánh án Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS) và đoàn công tác của ITLOS đang thăm, làm việc tại Việt Nam và dự Hội thảo khu vực về vai trò của ITLOS trong việc giải quyết tranh chấp liên quan tới Luật biển.

Phát triển du lịch từ văn hóa: Cách làm hiệu quả

Với những lợi thế về văn hóa, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức nhiều hoạt động phục dựng các nghi lễ, lễ hội truyền thống, chú trọng quảng bá văn hóa, tổ chức các chương trình liên hoan và biểu diễn văn hóa cồng chiêng để phục vụ nhân dân và du khách.

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế tư nhân

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Nghị quyết đề ra các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế tư nhân: Đổi mới tư duy, thống nhất nhận thức và hành động, khởi dậy niềm tin, khát vọng dân tộc, tạo xung lực mới, khí thế mới để phát triển kinh tế tư nhân, cải cách thể chế, bảo vệ quyền tài sản và tự do kinh doanh, tạo thuận lợi cho kinh tế tư nhân tiếp cận nguồn lực (đất đai, vốn, nhân lực), thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh….

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Nghị quyết đề ra mục tiêu đến năm 2030, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia; là lực lượng tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số... Tầm nhìn đến 2045, kinh tế tư nhân Việt Nam phát triển nhanh, mạnh, bền vững, chủ động tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu; có năng lực cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế; phấn đấu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP.

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Những bước phát triển vượt bậc của kinh tế tư nhân sau gần 40 năm đổi mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Nghị quyết nêu rõ, sau gần 40 năm đổi mới, kinh tế tư nhân nước ta đã từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, trở thành một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Khu vực kinh tế tư nhân hiện có khoảng hơn 940 nghìn doanh nghiệp và hơn 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động, đóng góp khoảng 50% GDP, hơn 30% tổng thu ngân sách nhà nước và sử dụng khoảng 82% tổng số lao động vào tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, là lực lượng quan trọng thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lạo động, gia tăng năng lực cạnh tranh quốc gia, góp phần xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống xã hội. Nhiều doanh nghiệp tư nhân đã phát triển lớn mạnh, khẳng định thương hiệu và vươn ra thị trường khu vực, thế giới.

Những nhiệm vụ và giải pháp cơ bản để đưa Nghị quyết số 66-NQ/TW vào cuộc sống

Ngày 4/5/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm viết bài “Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình”. Trong bài viết, Tổng Bí thư nhấn mạnh: Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 về “Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới” - một Nghị quyết chuyên đề đặc biệt quan trọng với nhiều quyết sách chiến lược. Để đưa Nghị quyết số 66-NQ/TW vào cuộc sống, mang lại những kết quả thiết thực, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cần quán triệt, thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp trong Nghị quyết, nhất là những nhiệm vụ, giải pháp cơ bản sau: Thứ nhất, phải bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của Đảng trong công tác xây dựng pháp luật, phát huy cao độ tính Đảng trong xây dựng và thi hành pháp luật. Thứ hai, đổi mới tư duy, định hướng xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực phát triển. Thứ ba, tạo đột phá trong công tác thi hành pháp luật. Thứ tư, nâng cao hiệu quả công tác hợp tác quốc tế, pháp luật quốc tế. Thứ năm, thực hiện các giải pháp đột phá nâng cao chất lượng nguồn nhân lực pháp luật; tăng cường chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, cùng cơ chế tài chính đặc biệt cho công tác xây dựng và thi hành pháp luật.