HỌC BÁC MỖI NGÀY: Bác Hồ - Bác Tôn, biểu tượng cao đẹp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Ngày 5/6/1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà Rồng, TP Sài Gòn, lên tàu Admiral Latouche Treville hướng về nước Pháp. Hơn một năm sau, từ bến cảng Nhà Rồng, Tôn Đức Thắng, lên tàu La Coóc và cũng sang Pháp. Hai thanh niên nước Việt, Nguyễn Tất Thành và Tôn Đức Thắng, từ những con sông quê hương - dòng sông Lam xanh mát ở Nghệ An và dòng sông Hậu hiền hòa êm ả trên đất An Giang đã vượt trùng dương, đến những bến bờ để mở tầm mắt, tìm cho được chân lý.
HỌC BÁC MỖI NGÀY: Bác Hồ - Bác Tôn, biểu tượng cao đẹp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, từ nhà tù Côn Đảo trở về, Bác Tôn Đức Thắng được phân công tham gia Xứ ủy Nam Bộ và sau đó được Đảng, Nhà nước giao đảm nhiệm các trọng trách quan trọng: Ủy viên Ban Thường trực Quốc hội (tháng 3/1946), Phó Hội trưởng Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (gọi tắt là Liên Việt, tháng 5/1946), Phó Trưởng ban Thường trực Quốc hội (tháng 11/1946), Bộ trưởng Bộ Nội vụ (tháng 4/1947), Trưởng ban Trung ương vận động thi đua ái quốc (tháng 01/1948), Quyền Trưởng ban Thường trực Quốc hội (năm 1948).

Đầu năm 1946, Bác Tôn được Đảng điều động về Trung ương. Tại đây Bác Tôn đã vinh dự được gặp Bác Hồ. Từ đó hai Bác luôn sát cánh bên nhau lãnh đạo cuộc kháng chiến.

Trong phiên họp ngày 8/11/1946, kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa I, khi Chủ tịch Chính phủ lâm thời Hồ Chí Minh nói lời từ chức, trao quyền để Quốc hội lựa chọn người đứng ra thành lập Chính phủ mới, thì đại biểu Nam Bộ Tôn Đức Thắng lập tức đứng lên phát biểu: “Tôi xin giới thiệu Cụ Hồ Chí Minh”. Với sự tín nhiệm của quốc dân đồng bào và sự giới thiệu của Bác Tôn, Quốc hội đã hoàn toàn tín nhiệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và ủy nhiệm Người thành lập Chính phủ mới.

Tháng 3/1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã triệu tập và chủ trì Hội nghị chính trị đặc biệt. Tại Hội nghị, bác Tôn đã trình bày tham luận quan trọng “Động viên toàn dân thực hiện những nhiệm vụ lớn lao và rất vẻ vang mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra”, trong đó khẳng định: “Với sức mạnh đoàn kết của đồng bào cả nước, được sự ủng hộ và đồng tình của nhân dân thế giới, nhất định chúng ta sẽ phá tan được mọi âm mưu của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Miền Nam nhất định sẽ được giải phóng, Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”

Sáng 15/5/1975, tại lễ mừng chiến thắng lịch sử, miền Nam hoàn toàn giải phóng, Bắc - Nam sum họp một nhà, Bác Tôn đọc lời chào mừng quân và dân cả nước, đồng thời bày tỏ lòng biết ơn công lao trời biển của Bác Hồ đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

Trong cuộc đời mình, Bác Tôn luôn coi Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, còn Bác Hồ trân trọng Bác Tôn như một người đồng chí, một người bạn chiến đấu thân thiết, thủy chung. Hai Bác đã đi hết cuộc đời mình một cách trọn vẹn trong cuộc chiến đấu của dân tộc và trở thành những tấm gương trong sáng về mọi mặt cho các thế hệ Việt Nam noi theo./.

Thanh Hoa (thực hiện)

Tin cùng chuyên mục

Trở về với tiếng gọi cội nguồn

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương không chỉ là một ngày lễ truyền thống mà còn là một biểu tượng của lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết và sự tôn trọng cội nguồn của dân tộc Việt Nam.

HỌC BÁC MỖI NGÀY: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước"

Ngày19/9/1954, lần đầu tiên Bác thăm khu Đền Tổ Hùng Vương ở Phú Thọ. Tại Đền Giếng trong khu di tích Đền Hùng, gặp gỡ cán bộ chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên phong (Sư đoàn 308, Quân đoàn 1) đang trên đường chuẩn bị về tiếp quản Thủ đô, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Bác cháu ta gặp nhau ở đây trong tình cờ nhưng lại rất có ý nghĩa. Ngày xưa các vua Hùng đã có công dựng nước, ngày nay Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước... Trải qua bao thời đại đấu tranh, ông cha ta mới giữ được Thủ đô, tám chín năm nay, do quân ta kiên quyết kháng chiến nên mới có thắng lợi trở về Hà Nội. Vì thế các chú được Trung ương và Chính phủ giao cho nhiệm vụ tiếp quản Thủ đô là được nhận một vinh dự lớn...”

HỌC BÁC MỖI NGÀY: Từ “Bình dân học vụ” đến “Bình dân học vụ số”

Năm 1945, khi đất nước vừa giành được độc lập, hơn 90% dân số chưa biết đọc, biết viết, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra sáu việc cấp bách, trong đó chống nạn mù chữ xếp thứ hai, chỉ sau nạn đói. Bác nói: "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy, tôi đề nghị mở một chiến dịch chống nạn mù chữ".

Đột phá theo Nghị quyết 57: Chiến lược toàn diện để đưa Việt Nam tiến xa hơn trong kỷ nguyên số

Nghị quyết 57-NQ/TW có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với giai đoạn phát triển hiện nay của Việt Nam, khi đất nước đang trong quá trình chuyển đổi mạnh mẽ để bắt kịp với xu hướng cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hội nhập quốc tế và nâng cao năng lực cạnh tranh. Đây là nhận định của ông Nguyễn Tuấn Nghĩa, chuyên gia về trí tuệ nhân tạo (AI) được Hiệp hội Kỹ sư Australia phong danh hiệu Tổng công trình sư (Fellow of Engineers Australia), thành viên Hội Trí thức và Chuyên gia Việt Nam tại Australia (VASEA), trong cuộc trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Sydney.

50 năm quan hệ Việt Nam - Mexico: Lan tỏa những giá trị tốt đẹp

Một trong những sứ mệnh cốt lõi của truyền thông Mexico là lan tỏa những giá trị tích cực, nhân văn. Trong quá trình tác nghiệp, người làm báo Mexico luôn thấy những giá trị này mỗi khi viết về Việt Nam, đó là những câu chuyện của một dân tộc anh hùng, một đất nước giàu tiềm năng cùng khát vọng vươn lên. Đây là chia sẻ của ông Mouris Salloum George, Chủ tịch Hiệp hội Báo chí Mexico khi nhận Giải Nhì Thông tin Đối ngoại Toàn quốc lần thứ 10 do Đại sứ Việt Nam tại Mexico Nguyễn Văn Hải - thay mặt Hội đồng Giải thưởng Toàn quốc về Thông tin Đối ngoại - trao tặng ngày 3/4 tại trụ sở Đại sứ quán Việt Nam.

Các hướng triển khai hội nhập quốc tế trong giai đoạn Cách mạng hiện nay

Trong bài viết “Vươn mình trong hội nhập quốc tế” ngày 3/4/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: Chúng ta đang đứng trước yêu cầu phải có một cuộc cách mạng với những cải cách mạnh mẽ, toàn diện cho phát triển. Cùng với “tinh thần đổi mới” về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị của Nghị quyết số 18; “tư tưởng đột phá” về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia của Nghị quyết 57; định hướng về hội nhập quốc tế là “cẩm nang hành động” của Nghị quyết 59 sẽ tạo nên “bộ ba chiến lược” trong trọng tâm “Ổn định lâu dài-Phát triển bền vững-Đời sống nâng cao” do Đảng đã vạch ra.

Quan điểm mang tính cách mạng, đột phá, tính thời đại cao về hội nhập quốc tế

Trong bài viết “Vươn mình trong hội nhập quốc tế” ngày 3/4/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: Giai đoạn từ nay đến năm 2030 là giai đoạn quan trọng nhất để định hình và xác lập trật tự thế giới mới. Những thay đổi này đang tạo ra một môi trường quốc tế đa chiều hơn, mở ra những vận hội lớn cùng nhiều thách thức lớn cho đất nước. Đứng trước thời điểm lịch sử, đất nước cần những quyết sách lịch sử. Kế thừa những giá trị đã được khẳng định, Nghị quyết 59 đã nắm bắt được dòng chảy của sức mạnh thời đại và “nâng tầm” hội nhập quốc tế với những quan điểm mang tính cách mạng, tính đột phá, tính dân tộc, tính khoa học, tính thời đại cao.

Kết quả quan trọng trong 40 năm đổi mới, hội nhập quốc tế

Trong bài viết “Vươn mình trong hội nhập quốc tế” ngày 3/4/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: Trong 40 năm đổi mới, tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam đã đạt những kết quả quan trọng, mang tầm vóc lịch sử. Từ một đất nước bị bao vây cô lập, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 194 quốc gia trên thế giới, có quan hệ Đối tác chiến lược và Đối tác toàn diện với 34 nước, trong đó có tất cả các thành viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, các nước lớn; là thành viên tích cực của trên 70 tổ chức khu vực và quốc tế, có quan hệ chính trị, quốc phòng, an ninh phát triển sâu rộng, thực chất. Từ một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, trình độ thấp, bị bao vây, cấm vận, Việt Nam đã trở thành một trong 34 nền kinh tế lớn nhất thế giới, quy mô kinh tế tăng gần 100 lần so với năm 1986, thu nhập bình quân đầu người tăng từ dưới 100 USD lên gần 5.000 USD. Việt Nam lọt vào nhóm 20 nước có quy mô thương mại lớn nhất thế giới; nằm trong nhóm 20 nền kinh tế thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất thế giới từ năm 2019 đến nay, là một trong 10 quốc gia có lượng kiều hối lớn nhất thế giới.

Hội nhập quốc tế là động lực quan trọng đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Trong bài viết “Vươn mình trong hội nhập quốc tế” ngày 3/4/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: Đất nước ta đang bước vào kỷ nguyên vươn mình tới thịnh vượng, hùng cường, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” đòi hỏi phải có tâm thế, vị thế mới và tư duy, cách tiếp cận mới về hội nhập quốc tế. Sự ra đời của Nghị quyết 59-NQ/TW ngày 24/1/2025 của Bộ Chính trị về “Hội nhập quốc tế trong tình hình mới” là “quyết sách đột phá”, đánh dấu bước ngoặt có tính lịch sử trong quá trình hội nhập của đất nước với việc định vị hội nhập quốc tế là động lực quan trọng đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Trong đó, hội nhập quốc tế chuyển từ tiếp nhận sang đóng góp, từ hội nhập sâu rộng sang hội nhập đầy đủ, từ vị thế một quốc gia đi sau sang trạng thái một quốc gia vươn lên, tiên phong vào những lĩnh vực mới.