Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Singapore tăng hơn 27%
Ông Cao Xuân Thắng, Tham tán thương mại Việt Nam tại Singapore cho biết, tình hình thương mại của Singapore với thế giới trong tháng 2/2025 tiếp tục duy trì được đà tích cực từ những tháng cuối năm 2024 khi tất cả các chỉ tiêu tổng kim ngạch 2 chiều và kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu đều tăng trưởng dương.
Xếp dỡ hàng hóa container tại một cảng biển Việt Nam. Ảnh: TTXVN

Cùng đó, kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Singapore trong tháng 2/2025 vẫn tiếp tục đà tăng trưởng tốt với cả 3 chỉ tiêu kim ngạch đều tăng mạnh, đưa Việt Nam lên thành đối tác thương mại lớn thứ 9 của Singapore. Việt Nam vươn lên thành đối tác xuất khẩu lớn thứ 14 vào Singapore và là đối tác nhập khẩu lớn thứ 7 của Singapore.

Dẫn số liệu thống kê của Cơ quan Quản lý doanh nghiệp Singapore, Thương vụ Việt Nam tại Singapore (ESG) cho biết: Sau 2 tháng đầu năm 2025, Việt Nam giữ vị trí là đối tác thương mại lớn thứ 9 của Singapore với kim ngạch thương mại hai chiều hơn 6,57 tỷ SGD, tăng 27,15%.

Về nhập khẩu, trong 2 tháng đầu năm 2025, các thị trường nhập khẩu chính của Singapore là Đài Loan (Trung Quốc), Trung Quốc, Malaysia, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản... Việt Nam hiện đứng thứ 14 trong số các đối tác nhập khẩu lớn nhất của Singapore.

Đáng lưu ý, 13/20 đối tác nhập khẩu của Singapore có kim ngạch nhập khẩu tăng trưởng dương, một số đối tác có mức tăng cao như Hong Kong (Trung Quốc) tăng 126,4%; Đài Loan (Trung Quốc) tăng 44,66%; Anh tăng 39,46%...Đặc biệt, Đài Loan (Trung Quốc) tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất với kim ngạch hơn 16,27 tỷ SGD (tăng 44,66%). Tiếp theo sau là Trung Quốc (thứ 2) và Hoa Kỳ (thứ 3) với kim ngạch lần lượt là 12,27 tỷ SGD tăng 7,74% và 12,18 tỷ SGD tăng 11,43%. Việt Nam là thị trường nhập khẩu lớn thứ 14 của Singapore với kim ngạch hơn 1,54 tỷ SGD tăng 23,21%.

Về xuất khẩu, trong 2 tháng đầu năm 2025, các thị trường xuất khẩu chính của Singapore là Hong Kong (Trung Quốc), Malaysia, Trung Quốc với kim ngạch lần lượt đạt kim ngạch 12,48 tỷ SGD tăng 0,45%, 11,82 tỷ SGD tăng 11,57% và 11,61 tỷ SGD giảm 23,7%… Việt Nam là thị trường xuất khẩu thứ 7 của Singapore với kim ngạch gần 5,06 tỷ SGD tăng 28,38%.

Trong tháng 2/2025, tổng kim ngạch xuất giữa Việt Nam và Singapore đạt hơn 3,18 tỷ SGD, tăng 40,41% so với cùng kỳ năm 2024, xuất khẩu từ Việt Nam sang Singapore vẫn giữ được mức tăng trưởng rất cao (31,01%) với giá trị 721,37 triệu SGD, kim ngạch nhập khẩu cũng tăng trưởng rất cao ở mức 43,43%, đạt gần 2,46 tỷ SGD.

Ngoài ra, trong cơ cấu hàng hoá từ Singapore xuất sang Việt Nam, hàng hoá có xuất xứ Singapore tăng 23,37%, đạt gần 650 triệu SGD; hàng hoá từ nước thứ 3 qua Singapore xuất sang Việt Nam (chiếm 71% kim ngạch xuất khẩu) giảm ở mức 3,95% đạt hơn 1,8 tỷ SGD. Mặc dù mức thâm hụt giữa nhập khẩu và xuất khẩu hơn 1,73 tỷ SGD song nếu chỉ tính riêng cán cân thương mại giữa hàng hóa Việt Nam và hàng hóa có xuất xứ Singapore thì Việt Nam xuất siêu hơn 71,45 triệu SGD.

Lũy kế 2 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa Việt Nam và Singapore đạt hơn 6,57 tỷ SGD, tăng 27,15 % so với cùng kỳ năm 2024; trong đó, xuất khẩu tăng mạnh ở mức 23,21%, đạt hơn 1,51 tỷ SGD và nhập khẩu gần 5,1 tỷ SGD, tăng 28,38%.

Xét về xuất xứ hàng hóa, hàng tạm nhập tái xuất qua Singapore vào Việt Nam chiếm gần 72,15% tổng kim ngạch hàng xuất khẩu từ Singapore vào Việt Nam, tương đương 3,65 tỷ SGD. Nếu tính riêng hàng hóa có xuất xứ từ Singapore, Việt Nam xuất siêu khoảng 105,7 triệu SGD.

Về nhóm ngành hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường Singapore, trong tháng 2/2025, cả 3 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Singapore tiếp tục tăng rất mạnh.

Cụ thể, nhóm máy móc, thiết bị, điện thoại di động, linh kiện và phụ tùng các loại tăng 65,25%; lò phản ứng, nồi hơi, máy công cụ và trang thiết bị phụ tùng của các loại máy trên tăng 68,83%; thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh tăng 87,27%. Một số nhóm ngành xuất khẩu khác cũng có mức tăng trưởng rất mạnh như: Máy quang học, dụng cụ đo lường, thiết bị y tế, đồng hồ, nhạc cụ và phụ kiện các loại tăng hơn 89,64%; rượu và đồ uống tăng hơn 84,32%... Ở chiều ngược lại, một số nhóm có mức sụt giảm khá mạnh là xăng dầu và các sản phẩm từ dầu mỏ giảm 90,82%; thuốc lá và các sản phẩm thay thế thuốc lá giảm 23,79%…

Về nhóm ngành hàng nhập khẩu từ Singapore vào Việt Nam tháng 2 cho thấy, sự tăng trưởng rất mạnh của cả 3 nhóm nhập khẩu chủ lực là nhóm máy móc, thiết bị, điện thoại di động, linh kiện và phụ tùng các loại tăng 44,58%; xăng dầu và các sản phẩm từ dầu mỏ tăng 24,73% và lò phản ứng, nồi hơi, máy công cụ và trang thiết bị phụ tùng của các loại máy trên tăng 142,75%.

Một số nhóm ngành khác tiếp tục tăng đột biến như chì và các sản phẩm làm bằng chì tăng 34 lần, dược phẩm tăng 2,3 lần… Ở chiều ngược lại, một số nhóm ngành giảm khá mạnh như ngọc trai, đá quý, và các sản phẩm kim hoàn giảm 52,48%, đồng hồ, đồng hồ cá nhân và các bộ phận giảm 42,29%.

Cũng theo số liệu của ESG, trong tháng 2/2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Singapore với thế giới đạt hơn 100,57 tỷ SGD, tăng 4,63% so với cùng kỳ năm 2024; trong đó, xuất khẩu đạt gần 53,89 tỷ SGD, tăng 5,43% và nhập khẩu hơn 46,68 tỷ SGD, tăng 3,73%. Trong kim ngạch hàng xuất khẩu, hàng hoá có xuất xứ từ Singapore đạt hơn 22,6 tỷ SGD (giảm 2,38%) và hàng hoá có xuất xứ từ nước thứ 3 đạt gần 31,3 tỷ SGD (tăng 11,9%), chiếm lần lượt 41,95% và 58,05% tổng kim ngạch xuất khẩu của Singapore.

Tính chung cả 2 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất nhập khẩu của Singapore với thế giới đạt hơn 214,5 tỷ SGD, tăng 5,66% so với cùng kỳ năm 2024, trong đó xuất khẩu hơn 113,2 tỷ SGD (tăng 4,1%) và nhập khẩu hơn 101,3 tỷ SGD (tăng 7,48%). Trong 2 tháng đầu năm 2025 (so với cùng kỳ 2024), kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Singapore với phần lớn các đối tác lớn nhất (11/15 đối tác) tăng trưởng dương, một số đối tác có kim ngạch tăng mạnh như Đài Loan (Trung Quốc) tăng 60,7%; Anh tăng 39,13%… Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia, Trung Quốc và Hoa Kỳ lần lượt là 4 đối tác thương mại lớn nhất của Singapore với tổng kim ngạch thương mại lần lượt là: 24,45 tỷ SGD; 24 tỷ SGD; 23,89 tỷ SGD và 21,93 tỷ SGD.

Để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tốt hơn, ông Cao Xuân Thắng nhấn mạnh: Tới đây,Thương vụ sẽ tiếp tục cập nhật tình hình, cơ chế, chính sách của địa bàn. Mặt khác, kết nối giao thương, trưng bày hàng hóa, quảng bá thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu sản phẩm, tăng sự hiện diện của hàng hóa Việt Nam tại địa bàn. Ngoài ra, hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Singapore; hỗ trợ các đoàn công tác từ Singapore vào Việt Nam tìm kiếm nguồn hàng, xúc tiến đầu tư công nghiệp, thương mại và dịch vụ vào Việt Nam./.

Tin liên quan

Tạo động lực cho ngành tôm đẩy mạnh xuất khẩu

Trong năm qua, hoạt động xuất khẩu tôm của Việt Nam đã có những bứt phá mạnh mẽ, giữ vững chỗ đứng tại nhiều thị trường; trong đó có 5 thị trường chiếm tỷ lệ cao nhất là Trung Quốc, Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản với khoảng 76% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, để giữ vị thế này, ngành tôm cần có thêm nhiều động lực để phát triển.

Kinh tế 2 tháng năm 2025 tăng trưởng tích cực

Tình hình kinh tế Việt Nam trong tháng 2 và 2 tháng năm 2025 đạt được nhiều kết quả tích cực. Kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng được thúc đẩy, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm; các ngành, lĩnh vực chủ yếu tiếp tục phát triển tốt với xu hướng khả quan… Xuất nhập khẩu là điểm sáng của nền kinh tế 2 tháng qua, với là kim ngạch xuất nhập khẩu, xuất khẩu, nhập khẩu lần lượt tăng 12%, 8,4% và 15,9% so với cùng kỳ; xuất siêu ước đạt 1,47 tỷ USD. Bên cạnh đó, tổng vốn FDI đăng ký hơn 6,9 tỷ USD, tăng 35,5% so với cùng kỳ; vốn thực hiện đạt gần 3 tỷ USD, tăng 5,4%. Nhiều hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế tiếp tục được đẩy mạnh ngay từ đầu năm 2025. Tính chung hai tháng đầu năm 2025, khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 3,96 triệu lượt người, tăng 30,2%. Sản xuất công nghiệp tăng trưởng tích cực và đạt mức tăng cao nhất của cùng kỳ trong 5 năm qua.

Nâng tầm quan hệ Việt Nam – Singapore: Phát triển AI làm trụ cột hợp tác khoa học công nghệ

Trước thềm chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Singapore, các chuyên gia, học giả tại địa bàn sôi nổi “hiến kế” để thúc đẩy hợp tác khoa học công nghệ (KHCN) và đổi mới, sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia giữa hai nước, đưa KHCN trở thành động lực phát triển mới để mở ra kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Tầm nhìn chiến lược cho quan hệ Việt Nam-Singapore

Trong bối cảnh tình hình thế giới có những diễn biến phức tạp, đan xen cơ hội và thách thức, Việt Nam đã sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới với sự chủ động rất cao trong tăng cường quan hệ ngoại giao với các nước, đặc biệt là các nước Đông Nam Á, trong đó Singapore là một điển hình. Trao đổi với phóng viên TTXVN Singapore, Giáo sư Vũ Minh Khương, chuyên gia hàng đầu về Việt Nam thuộc Trường Chính sách công Lý Quang Diệu nhấn mạnh cả Việt Nam và Singapore đều có những tiềm năng to lớn để đưa quan hệ hai bên lên tầm cao mới trong thời gian tới.

Việt Nam-Singapore: Quan hệ Đối tác Chiến lược thực chất và hiệu quả

Cùng là thành viên ASEAN nằm ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương phát triển năng động, với sự gần gũi về địa lý, tương đồng về văn hóa, chia sẻ nhiều lợi ích chung, cùng thích ứng với những thay đổi lớn lao của khu vực và thế giới, quan hệ hữu nghị và Đối tác chiến lược Việt Nam-Singapore phát triển ngày càng mạnh mẽ, thực chất và hiệu quả.

Tin cùng chuyên mục

Lan tỏa phong trào thi đua yêu nước

Ngày 20/3, tại Ninh Bình, Khối thi đua các Tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức Liên hiệp trực thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam đã tổ chức hội nghị tổng kết phong trào thi đua năm 2024.

Tái cấu trúc ngành lúa gạo - Bài 3: Chủ động ứng phó với đà giảm giá

Giá gạo xuất khẩu vẫn tiếp tục giảm trong khi vụ Đông Xuân đang thu hoạch rộ gây áp lực lên toàn bộ chuỗi cung ứng từ nông dân, doanh nghiệp thu mua lẫn xuất khẩu. Làm gì để giải quyết bài toán thu mua lúa gạo với giá mà cả nông dân và doanh nghiệp đều có lãi, ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu gạo?

Tái cấu trúc ngành lúa gạo - Bài 2: “Con chip” giống lúa và giải pháp đồng bộ cho gạo Việt

Gạo thơm và gạo đặc sản Việt Nam đã giữ được lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế nhờ hội nhập kinh tế và chính sách hỗ trợ sản xuất bền vững. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị và mở rộng thị trường xuất khẩu cần triển khai giải pháp đồng bộ từ nghiên cứu giống lúa, cải thiện hạ tầng đến đẩy mạnh chế biến và thương mại.