Mở ra cơ hội hợp tác và phát triển cho sinh viên
STEM là phương thức giáo dục nhằm trang bị cho người học kiến thức khoa học (khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán) gắn liền với ứng dụng trong thực tiễn.
Một sản phẩm ô tô điều khiển tự động của sinh viên tham gia hội thi STEM năm 2025 của Nhà trường. 
Ảnh: Phan Sáu - TTXVN

Sinh viên được vận dụng kiến thức tổng hợp từ các bộ môn (phương pháp giáo dục STEM) thành thục, kỹ năng làm nhóm hài hòa, thích ứng công nghệ hiện đại và quan trọng nhất là tăng khả năng tiếp cận gần hơn với môi trường làm việc thực tế sau khi tốt nghiệp. Đây là hướng đi Trường Đại học Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) đang chú trọng phát triển và đào tạo.

STEM là phương thức giáo dục nhằm trang bị cho người học kiến thức khoa học (khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán) gắn liền với ứng dụng trong thực tiễn. Qua mỗi bài học, giảng viên sẽ là người dẫn dắt, kết nối kiến thức còn sinh viên thực hành, ứng dụng, khơi dậy đam mê, kích thích tình yêu khám phá khoa học.

Tiến sĩ Huỳnh Văn Vũ, Trưởng Khoa Kỹ thuật giao thông, Trường Đại học Nha Trang cho biết, những năm qua, cùng với phương pháp giáo dục hiện đại, các giảng viên của Khoa luôn tìm cách để bài giảng đến với sinh viên hiệu quả nhất. STEM là phương pháp được thầy và trò vận dụng trong học tập, nghiên cứu khoa học tạo nên các tiết học, sản phẩm khoa học chất lượng. Trong thực tế, ngoài giờ lên lớp, tại Trường Đại học Nha Trang luôn có các cuộc thi để sinh viên tham gia sáng tạo khoa học - kỹ thuật.

“Từ lý thuyết biến thành bài thực hành với sản phẩm cụ thể sẽ kích thích sự sáng tạo của sinh viên. Các em sẽ làm nên những điều bất ngờ như sản phẩm mô hình có tính ứng dụng cao, sản phẩm mô hình có giá thành rẻ, nhiều tính năng siêu việt…”, Tiến sĩ Vũ nhận xét.

Làm việc nhóm tạo nên sản phẩm STEM trong học tập và thực hành tại Trường Đại học Nha Trang. 
Ảnh: Phan Sáu - TTXVN

Sản phẩm "Tàu thủy và logistics" kết hợp đạt giải cao trong cuộc thi STEM của trường. Em Nguyễn Thị Ngọc Diễm, sinh viên năm thứ 4, chuyên ngành Quản lý hàng hải và Logistics, Khoa Kỹ thuật giao thông cho biết, đó là nỗ lực của tập thể 6 sinh viên cùng tham gia thực hiện. Để mô hình vận hành đúng hướng, hiệu quả cao đều có sự tính toán tỉ mỉ của mỗi bạn phụ trách. Với Ngọc Diễm, để làm được mô hình, dù không giỏi về công nghệ thông tin nhưng em đã lên kế hoạch cùng đồng đội tính toán, viết code lập trình.

“Em nghĩ thông qua các sản phẩm STEM như trên, các thành viên rèn luyện kiến thức chuyên môn, học cách làm việc nhóm, quản lý thời gian và giải quyết vấn đề, thỏa mãn đam mê học tập và khả năng sáng tạo. Chúng em hy vọng đây chính là bước đà, tự tin hơn khi làm việc thực tế sau khi tốt nghiệp", Ngọc Diễm nói.

Em Nguyễn Thanh Long, sinh viên năm thứ 4, ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô cùng đồng đội sáng tạo nên sản phẩm STEM - mô hình xe đua vượt chướng ngại vật, điều khiển bằng bản mạch điện tử. Em cho biết, những kiến thức được học ở các bộ môn đều rất quan trọng nhưng thực tế đòi hỏi sinh viên phải vận dụng tổng hợp và nâng cao các kiến thức đó.

“Sinh viên làm sản phẩm phải thiết kế, chế tạo và vận hành được các mô hình thiết bị, phương tiện để vượt qua thử thách tình huống của Ban tổ chức. Tuy thất bại nhưng những bài học rút ra từ việc kết hợp cùng đồng đội tạo nên sản phẩm khoa học - kỹ thuật chúng em sẽ nhớ mãi”, Long cho hay.

Mô hình lái ảo là kết quả làm việc nhóm, chất xám của 100% sinh viên Trường Đại học Nha Trang. 
Ảnh: Phan Sáu - TTXVN

Với mô hình lái xe ảo, nhóm sinh viên thực hiện cùng Tiến sĩ Vũ Thăng Long, bộ môn Kỹ thuật ô tô, Khoa Kỹ thuật giao thông khẳng định, sản phẩm do 100% khối óc của sinh viên dưới sự chỉ dẫn của giảng viên thực hiện, giá chỉ bằng 1/10 thị trường (từ 45 - 50 triệu đồng/mô hình lái ảo). Mô hình lái ảo hoàn toàn có thể đưa ra thị trường nhằm phục vụ dạy lái và sử dụng làm trò chơi lái ô tô thực tế ảo.

Tiến sĩ Vũ Thăng Long đánh giá, sinh viên đã thu hoạch được nhiều kiến thức, tổng hợp của các lĩnh vực (điện, điện tử, cơ khí, lập trình, đồ họa…) cộng thêm sự phân tích nhạy bén và thái độ làm việc tích cực, chỉ trong 6 tháng, các em hoàn thành sản phẩm với khối lượng công việc lớn. Đây chính là hiệu quả của phương pháp STEM trong thực tế.

Tiến sĩ Quách Hoài Nam, Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường Đại học Nha Trang đánh giá cao các sản phẩm STEM của sinh viên. Nhà trường tổ chức sân chơi khoa học kỹ thuật cho sinh viên ở các khối ngành để đánh giá thêm về chất lượng STEM trong dạy và học; thúc đẩy tinh thần đổi mới, nâng cao khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn cho sinh viên; qua đó, giảng viên đánh giá chất lượng sinh viên...

Sinh viên tham gia Ngày hội STEM với các sản phẩm tự sáng tạo, thiết kế đạt giải. 
Ảnh: Phan Sáu - TTXVN

Mỗi sản phẩm STEM ra đời đều thúc đẩy tinh thần đổi mới, nâng cao khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Đây cũng là nơi khởi nguồn cho những ý tưởng đột phá, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học; mở ra cơ hội hợp tác và phát triển, hiện thực hóa ý tưởng của sinh viên trong tương lai./.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục

Thực phẩm Việt Nam thu hút sự quan tâm trên thị trường Nhật Bản

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 11/3, Hội chợ Quốc tế Thực phẩm và Đồ uống Foodex Japan 2025 khai mạc tại Trung tâm Triển lãm Tokyo Big Sight, Nhật Bản. Đây là một trong những sự kiện thương mại thường niên quốc tế, thu hút sự tham gia đông đảo của nhiều doanh nghiệp thực phẩm đồ uống trên thế giới, trong đó có doanh nghiệp Việt Nam.

Nhiều doanh nghiệp Pháp mong muốn phát triển giao thương với Việt Nam

Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc mới đây tại các địa phương của tỉnh Hérault thuộc vùng Occitanie ở miền Nam nước Pháp, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng và đoàn công tác đã có buổi gặp gỡ với gần 20 doanh nghiệp đang làm ăn, hoặc có ý định phát triển giao thương với Việt Nam.

Tầm nhìn chiến lược cho quan hệ Việt Nam-Singapore

Trong bối cảnh tình hình thế giới có những diễn biến phức tạp, đan xen cơ hội và thách thức, Việt Nam đã sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới với sự chủ động rất cao trong tăng cường quan hệ ngoại giao với các nước, đặc biệt là các nước Đông Nam Á, trong đó Singapore là một điển hình. Trao đổi với phóng viên TTXVN Singapore, Giáo sư Vũ Minh Khương, chuyên gia hàng đầu về Việt Nam thuộc Trường Chính sách công Lý Quang Diệu nhấn mạnh cả Việt Nam và Singapore đều có những tiềm năng to lớn để đưa quan hệ hai bên lên tầm cao mới trong thời gian tới.

Nâng tầm quan hệ Việt Nam – Singapore: Phát triển AI làm trụ cột hợp tác khoa học công nghệ

Trước thềm chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Singapore, các chuyên gia, học giả tại địa bàn sôi nổi “hiến kế” để thúc đẩy hợp tác khoa học công nghệ (KHCN) và đổi mới, sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia giữa hai nước, đưa KHCN trở thành động lực phát triển mới để mở ra kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Nữ bác sĩ tận tâm chữa bệnh, cứu người

Khoa Tuyến vú do bác sĩ Chí phụ trách liên tiếp nhận được những lá thư bày tỏ lòng biết ơn từ bệnh nhân và người nhà. Những lá thư ấy là sự trân trọng đối với chuyên môn, sự tận tâm, tận tụy của bác sĩ đối với người bệnh.

2 tháng năm 2025: Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tăng 35,5%

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam 2 tháng đầu năm 2025 bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 6,90 tỷ USD, tăng 35,5% so với cùng kỳ năm 2024. Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 2,95 tỷ USD, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2024.