Thắt chặt quan hệ cộng đồng ASEAN thông qua Di sản văn hóa và Dệt may
Theo phóng viên TTXVN tại Lào, từ ngày 4-6/11 tại thủ đô Viêng Chăn đã diễn ra Hội thảo ngành Dệt may truyền thống ASEAN lần thứ 9 với chủ đề “Thắt chặt quan hệ Cộng đồng ASEAN thông qua các Di sản Văn hóa và Dệt may”.

Tham dự sự kiện có Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Naly Sisoulith, Chủ tịch cố vấn danh dự Hiệp hội Thủ công Lào; Phu nhân Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Ngô Phương Ly; đại diện các Cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế cùng đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà thiết kế thời trang.

Phát biểu tại buổi lễ, bà Naly Sisoulith bày tỏ vinh dự và tự hào vì đây là lần đầu tiên Lào đăng cai tổ chức, là dịp để trưng bày những sản phẩm nghệ thuật tinh xảo trong lĩnh vực dệt may truyền thống của Lào cũng như của ASEAN đến với đất nước Lào; đồng thời cũng là dịp để giới thiệu các di sản văn hóa của Lào tới quốc tế. Bà Naly cho biết chủ đề lần này không chỉ thể hiện mối quan hệ sâu sắc giữa các nước ASEAN, góp phần vào việc bảo tồn nghệ thuật dệt may truyền thống mà còn là để tôn vinh trí tuệ, nỗ lực, sáng tạo của những người phụ nữ, những người thợ thủ công đã gìn giữ những truyền thống tốt đẹp, có giá trị với văn hóa, xã hội mỗi nước và trong khu vực ASEAN.

Chủ tịch cố vấn danh dự Hiệp hội Thủ công Lào chia sẻ, trước đây, việc sản xuất ra những tấm vải chỉ đủ đáp ứng cho nhu cầu phục vụ của mỗi nước, với thế mạnh tiềm tàng về nguyên liệu để sử dụng trong cuộc sống hằng ngày, đến nay ngành dệt may đã liên kết với nhau trong việc cung cấp nguyên liệu, tạo thị trường phân phối nên việc sản xuất hàng hóa ngày càng đa dạng và rộng lớn hơn, các sản phẩm cũng phong phú hơn.

Theo bà Naly Sisoulith, do có khoảng cách gần nhau về địa lý nên các nước ASEAN có sự trao đổi về thông tin và nguyên liệu, cho nên việc sản xuất ra những tấm vải cũng sẽ có những sự tương đồng về mẫu mã. Mặc dù mỗi tấm vải truyền thống của mỗi nước đều có những thiết kế hoa văn rất tinh xảo và đặc trưng riêng, nhưng điều mà chúng ta tự hào và đề cao chính là tình yêu, kỹ năng, sự sáng tạo, độ tinh xảo từ trí tuệ của phụ nữ ASEAN được gói gọn trong từng tấm vải.

Hiện nay, do sự chuyển đổi từ lối sống truyền thống sang hiện đại cùng với sự phát triển của kinh tế-xã hội khiến chúng ta đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc giữ gìn văn hóa may mặc và sử dụng hàng dệt may truyền thống.

Các nước ASEAN đã tập trung thúc đẩy và gìn giữ tốt ngành dệt may truyền thống. Đặc biệt là ở Lào, việc dệt một tấm vải lụa đã gắn liền với cuộc sống của phụ nữ các dân tộc Lào từ xa xưa. Đến nay, mặc dù công nghệ phát triển, nhưng họ vẫn tiếp tục coi trọng việc dệt vải truyền thống.

Bà Naly tin rằng mỗi tấm vải mà chúng ta gìn giữ, mỗi câu chuyện chúng ta chia sẻ và mỗi ý tưởng chúng ta trao đổi trên tinh thần xây dựng tại hội thảo lần này sẽ đều góp phần vào việc xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh, đoàn kết, hòa hợp trong sự phong phú./.

Xuân Tú – Bá Thành

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam tham dự Triển lãm Vũ khí Hải quân Euronaval 2024

Theo phóng viên TTXVN tại Paris, từ ngày 4-7/11 tại Trung tâm Triển lãm Paris Nord Villepinte ở ngoại ô Paris (Pháp) đã diễn ra Triển lãm Vũ khí Hải quân quốc tế - Euronaval lần thứ 29 với chủ đề “Từ biển, bảo vệ đất nước của chúng ta”. Đoàn Việt Nam do Chuẩn đô đốc Phạm Như Xuân, Phó Tư lệnh quân chủng Hải quân dẫn đầu đã tới tham quan triển lãm và gặp gỡ các đối tác Hải quân Pháp.

Gốm Hương Canh hướng tới nhu cầu thẩm mỹ tinh tế

Nhiều tác phẩm nghệ thuật làm bằng chất liệu gốm ở Hương Canh có giá từ 5-10 triệu đồng/tác phẩm; thậm chí có tác phẩm có giá trên dưới 30 triệu đồng. Phần lớn các cơ sở gốm ở Hương Canh có doanh thu hàng tỷ đồng/năm.

7 định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Trong chuyên đề về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc ngày 31/10/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao đổi về 7 định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, đó là: Về cải tiến phương thức lãnh đạo của Đảng; Về tăng cường tính đảng trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; Về tinh gọn tổ chức bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Chuyển đổi số; Chống lãng phí; Cán bộ và về kinh tế.  

Một số nhận thức cơ bản về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc (Phần 2)

Ngày 31/10/2024 tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có buổi trao đổi một số nội dung về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc với các học viên Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (Lớp 3). Tổng Bí thư Tô Lâm chia sẻ, kỷ nguyên là một giai đoạn lịch sử được đánh dấu bởi những đặc điểm quan trọng hoặc sự kiện có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của xã hội - văn hóa - chính trị - tự nhiên. Kỷ nguyên thường được sử dụng để phân chia thời gian trong lịch sử theo những biến cố lớn hoặc có sự thay đổi căn bản trong đời sống chính trị hay khoa học, công nghệ, môi trường… Kỷ nguyên vươn mình hàm ý tạo sự chuyển động mạnh mẽ, dứt khoát, quyết liệt, tích cực, nỗ lực, nội lực, tự tin để vượt qua thách thức, vượt qua chính mình, thực hiện khát vọng, vươn tới mục tiêu, đạt được những thành tựu vĩ đại…  

Một số nhận thức cơ bản về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc (Phần 1)

Ngày 31/10/2024 tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có buổi trao đổi một số nội dung về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc với các học viên Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (Lớp 3). Tổng Bí thư Tô Lâm chia sẻ, kỷ nguyên là một giai đoạn lịch sử được đánh dấu bởi những đặc điểm quan trọng hoặc sự kiện có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của xã hội - văn hóa - chính trị - tự nhiên. Kỷ nguyên thường được sử dụng để phân chia thời gian trong lịch sử theo những biến cố lớn hoặc có sự thay đổi căn bản trong đời sống chính trị hay khoa học, công nghệ, môi trường. Kỷ nguyên vươn mình hàm ý tạo sự chuyển động mạnh mẽ, dứt khoát, quyết liệt, tích cực, nỗ lực, nội lực, tự tin để vượt qua thách thức, vượt qua chính mình, thực hiện khát vọng, vươn tới mục tiêu, đạt được những thành tựu vĩ đại…

Thương hiệu quốc gia Việt Nam ghi nhận bước tiến vượt bậc, "vươn mình tiến vào kỷ nguyên xanh"

Trong những năm gần đây, thương hiệu quốc gia Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc. Việt Nam không chỉ lọt vào Top 100 quốc gia có thương hiệu mạnh, mà còn là quốc gia có tốc độ tăng trưởng giá trị thương hiệu nhanh nhất thế giới trong giai đoạn 2019-2022. Giá trị thương hiệu của Việt Nam năm 2024 được xếp thứ 32/193 quốc gia được đánh giá, đạt 507 tỷ USD, tăng 1 bậc về thứ hạng và tăng 2% về giá trị so với năm 2023. Đây là những kết quả tạo đà cho Việt Nam “vươn mình tiến vào kỷ nguyên xanh, với những cam kết mạnh mẽ hướng tới phát triển xanh, bền vững.  

Năm 2024: Giá trị thương hiệu của Việt Nam đạt 507 tỷ USD, tăng 1 bậc

Theo đánh giá của Tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới - Brand Finance, giá trị thương hiệu của Việt Nam năm 2024 xếp thứ 32/193 quốc gia được đánh giá, đạt 507 tỷ USD, tăng 1 bậc về thứ hạng và tăng 2% về giá trị so với năm 2023. Những năm gần đây, Thương hiệu Quốc gia Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc.  

Ảnh 360 độ: Rực rỡ sắc màu trang phục các dân tộc trên 'sân khấu' ruộng bậc thang

Trong chuỗi các hoạt động của Hội Mùa Vàng năm nay ở Bình Liêu (Quảng Ninh), màn trình diễn trang phục dân tộc trên ruộng bậc thang được đầu tư về chất lượng, quy mô tổ chức, với nhiều nét mới lạ, hấp dẫn lần đầu tiên xuất hiện như: Sân khấu biểu diễn, nhảy sạp, không gian trưng bày đặc sắc của người Dao…