Trang tin của Singapore nhận định nền kinh tế Việt Nam từng bước phục hồi
Nền kinh tế Việt Nam đang có những chỉ dấu phục hồi vào đầu năm 2024. Xuất khẩu đang phục hồi và tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng đang tăng trưởng dần dần

  Trang maritimefairtrade.org (Singapore) vừa có bài viết nhận định về sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam, trong đó dẫn báo cáo kinh tế bán thường niên mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ đạt tốc độ tăng trưởng 5,5% trong năm 2024 và tăng dần lên 6% vào năm 2025.

Sau khi trải qua giai đoạn suy thoái vào năm 2023, nền kinh tế Việt Nam đang có những chỉ dấu phục hồi vào đầu năm 2024. Xuất khẩu đang phục hồi và tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng đang tăng trưởng dần dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% trong năm 2024, theo đó phản ánh nhu cầu toàn cầu đang cải thiện dần. Ngoài ra, sự chuyển biến trong lĩnh vực bất động sản được dự đoán sẽ xảy ra vào cuối năm 2024 và năm 2025, từ đó thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng lấy lại niềm tin. Tổng đầu tư thực tế và tiêu dùng tư nhân dự kiến sẽ tăng lần lượt 5,5% và 5% vào năm 2024.

Bài viết dẫn lời ông Sebastian Eckardt, Giám đốc WB phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương về Kinh tế Vĩ mô, Thương mại và Đầu tư, cho rằng đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng công không chỉ vì mục đích kích thích kinh tế trong trước mắt. Những nỗ lực tăng cường quản lý đầu tư công cũng sẽ giải quyết những thiếu hụt cơ sở hạ tầng trọng yếu về năng lượng, giao thông vận tải và logistics, vốn là nền tảng cho tăng trưởng kinh tế dài hạn của Việt Nam.

Theo bài viết, WB đã khuyến nghị đẩy nhanh các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng công. Điều này sẽ giúp kích thích nền kinh tế khi đầu tư công tính theo tỷ lệ GDP tăng 1 điểm phần trăm và giúp GDP tăng trưởng là 0,1 điểm phần trăm. Ngoài ra, WB cũng đưa ra các khuyến nghị nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, góp phần tăng trưởng năng suất của Việt Nam./.

Thu Hằng

Tin cùng chuyên mục

Sức sống mãnh liệt nơi đại ngàn Trường Sơn

Dưới mái nhà chung là dãy Trường Sơn hùng vĩ, từ bao đời nay, cộng đồng các dân tộc thiểu số gồm Bru-Vân Kiều, Pa Cô/Tà Ôi, Cơ Tu, Kor, Xơ Đăng, Bhnoong và các dân tộc anh em khác ở các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng còn giữ nguyên vẹn nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng độc đáo và phong phú. Trên vùng đất này, tuy vẫn còn nhiều khó khăn, song với khát vọng vươn lên từ bản lĩnh, ý chí và tinh thần đoàn kết, đồng bào các dân tộc anh em luôn tích cực thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước để phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, tích cực xóa bỏ những tập tục lạc hậu, đồng thời giữ gìn và phát huy có hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

10 di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO ghi danh

Ngày 8/5/2024, tại Hội nghị Toàn thể lần thứ 10 của Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO, hồ sơ “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” của Việt Nam chính thức được ghi danh vào Danh mục Di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO. Đây là di sản tư liệu thứ 10 của Việt Nam được UNESCO ghi danh.

“Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” là Di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO

Ngày 8/5/2024, trong khuôn khổ Hội nghị Toàn thể lần thứ 10 của Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO được tổ chức tại Mông Cổ, hồ sơ “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” được vinh danh Di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO.