Xóa nhà tạm: Chung tay vì ước mơ an cư của người nghèo
Những ngôi nhà mới kiên cố, khang trang được bàn giao cho các gia đình là sự quan tâm về vật chất, nguồn động viên tinh thần để người dân yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế.
Xây dựng nhà cho hộ nghèo theo kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát giai đoạn 2024 - 2025 của tỉnh Vĩnh Long. 
Ảnh: Lê Thúy Hằng - TTXVN

Nhằm hỗ trợ người nghèo ổn định cuộc sống, có động lực vươn lên, tỉnh Vĩnh Long đã tập trung thực hiện hiệu quả chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát. Những ngôi nhà mới kiên cố, khang trang thay cho những ngôi nhà tạm bợ được bàn giao cho các hộ gia đình, không chỉ là sự quan tâm về vật chất, mà còn là nguồn động viên tinh thần, để người dân yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế.

* Giấc mơ thành hiện thực

Năm 2024, huyện Vũng Liêm đã xây mới, sửa chữa hơn 180 căn nhà cho các hộ dân. Những ngôi nhà mới khang trang thay cho những ngôi nhà tạm bợ đã phần nào hiện thực hóa ước mơ an cư của các hộ gia đình còn khó khăn.

Trong căn nhà mới tinh tươm còn nức mùi sơn, gia đình anh Nguyễn Hoàng Văn (ngụ xã Hiếu Nhơn, huyện Vũng Liêm) phấn khởi vì được tiếp sức trong hành trình xây dựng tổ ấm. Hai vợ chồng anh Văn còn trẻ, gia đình lại khó khăn, không có vốn nên khi ra riêng không xây nổi căn nhà kiên cố. Nhờ có địa phương hỗ trợ xây dựng căn nhà mới này, gia đình anh có điều kiện sống ổn định hơn. Hiện tại, với nghề sửa điện tử, anh Văn mở một tiệm nhỏ ngay tại nhà để có thêm thu nhập. Anh Nguyễn Hoàng Văn cho biết: “Cuộc sống khó khăn, phải lo thêm hai con nhỏ nên tôi chưa dám mơ ước một căn nhà khang trang như thế này. Được địa phương hỗ trợ, gia đình tôi mừng lắm. Từ căn nhà này, hai vợ chồng có thêm động lực chí thú làm ăn để có thêm thu nhập chăm lo cho hai con được đầy đủ”.

"Căn nhà đại đoàn kết" của anh Nguyễn Hoàng Văn ở xã Hiếu Nhơn, huyện Vũng Liêm (tỉnh Vĩnh Long) đã giúp anh ổn định, phát triển kinh tế và chăm sóc gia đình.
 Ảnh: Lê Thúy Hằng – TTXVN.

Phấn đấu xóa nhà tạm, nhà dột nát được xem là một nhiệm vụ cấp bách mà các địa phương trong tỉnh Vĩnh Long quyết tâm hoàn thành. Sự quan tâm kịp thời cùng chính sách hỗ trợ nhân văn là nguồn lực mạnh mẽ tiếp sức các hộ gia đình. Mỗi căn nhà được hoàn thành giúp các hộ nghèo được an cư, không còn gánh nặng về nhà ở, từ đó có điều kiện để tập trung cho việc phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Ông Thạch Thanh Hà (ngụ xã Tân Mỹ, huyện Trà Ôn) cho biết, gia đình rất vui mừng khi được hỗ trợ xây dựng căn nhà kiên cố. Bên cạnh sự hỗ trợ của địa phương, bản thân ông cũng có ý thức tự đóng góp kinh phí, ngày công để hoàn thành. Ông Thạch Thanh Hà nói: “Lúc trước căn nhà này mục hết. Gia đình tôi phải ở cái chòi phía sau, chờ khi nào có điều kiện sẽ sửa chữa lại. Nhờ được hỗ trợ kinh phí xây nhà mới, tôi rất mừng. Gia đình tôi đóng góp thêm tiền, bản thân tôi phụ ngày công để sớm hoàn thành. Có căn nhà kiên cố giúp tôi yên tâm, ráng trồng thêm rau màu để có thu nhập, dành dụm cho gia đình khá giá hơn”.

Cách đó không xa, bà Thạch Thị Tha (ngụ xã Tân Mỹ, huyện Trà Ôn) phấn khởi khi dọn vào căn nhà mới. Cách đây vài năm, bà Tha được mẹ cho mảnh đất nhỏ, bà dựng chòi để sống qua ngày. Do sức khỏe yếu, bà Tha không thể làm việc gì nặng nhọc. Khoản tiền từ công việc lột vỏ hạt điều chỉ đủ lo cơm hàng ngày cho bà và đứa cháu. Vì thế, giấc mơ về một căn nhà kiên cố là điều mà bà Tha không dám nghĩ. Giờ đây, được địa phương hỗ trợ kinh phí để xây dựng căn nhà mới, bà Thạch Thị Tha mừng lắm vì từ nay không còn phải chịu cảnh mưa tạt, gió lùa.

Phó Chủ tịch UBND xã Tân Mỹ Ngô Vĩnh Tuân cho biết, trong năm 2024, xã đã xây dựng 56 căn nhà cho các hộ đồng bào dân tộc Khmer khó khăn về nhà ở. Ngoài sự nỗ lực của chính quyền địa phương, việc hoàn thành sớm các căn nhà có sự đóng góp từ ý thức tự lực vươn lên của từng hộ gia đình. Qua việc hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở, các hộ dân đồng tình, phấn khởi, có ý thức vươn lên hơn trong lao động, sản xuất ở địa phương. Trong thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục rà soát những hoàn cảnh khó khăn, động viên các hộ nỗ lực vượt khó, đồng thời vận động các nguồn kinh phí để kịp thời hỗ trợ, giúp các hộ an cư, có điều kiện vươn lên phát triển kinh tế gia đình.

* Huy động nguồn lực, chung tay xóa nhà tạm

Ủy Ban MTTQ Việt Nam tỉnh Vĩnh Long bàn giao "Nhà đại đoàn kết" cho các hộ gia đình ở xã Hiếu Nhơn, huyện Vũng Liêm.
 Ảnh: Lê Thúy Hằng – TTXVN.

Thời gian qua, phong trào thi đua xóa nhà tạm, nhà dột nát tại tỉnh Vĩnh Long đã phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân. Công tác xóa nhà tạm đã tạo được mối liên kết giữa các đơn vị tài trợ với chính quyền địa phương, các đoàn thể, tạo được hiệu ứng xã hội để cộng đồng cùng chung tay vì giấc mơ an cư của người nghèo.

Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Thụy Yến Phương cho biết, năm qua, các cấp Hội trong tỉnh vận động xây dựng 56 căn nhà cho các hộ dân, tổng trị giá trên 3 tỷ đồng. Để đạt kết quả này, các cấp Hội đã phát huy tốt vai trò là cầu nối, huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp. Sự đồng hành, hỗ trợ kịp thời này không chỉ mang món quà quý về vật chất, mà còn là nguồn động viên to lớn đối với các gia đình còn khó khăn, luôn ấp ủ mơ ước có được một căn nhà kiên cố. Thời gian tới, Hội Chữ thập đỏ tỉnh tiếp tục tích cực phối hợp các ngành, tranh thủ sự đồng hành từ các nhà tài trợ để thực hiện chương trình xóa nhà tạm, lan tỏa các giá trị nhân đạo, giúp người dân khó khăn ổn định cuộc sống.

Từ năm 2021 đến nay, tỉnh Vĩnh Long đã xây dựng, sửa chữa 6.933 căn nhà; trong đó xây dựng, sửa chữa 2.172 căn nhà cho người có công với cách mạng và 4.761 căn cho hộ nghèo, cận nghèo. Triển khai Kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn, giai đoạn 2024 - 2025, tỉnh sẽ tập trung hỗ trợ các hộ gia đình thuộc diện hộ người có công với cách mạng, hộ nghèo, cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số gặp khó khăn về nhà ở. Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đã rà soát, tổng hợp danh sách đối tượng đề nghị hỗ trợ. Tỉnh Vĩnh Long phấn đấu đến cuối tháng 4/2025, sẽ cơ bản hoàn thành xóa nhà tạm, dột nát cho các đối tượng trên.

Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Vĩnh Long Trần Thanh Lâm cho biết, năm 2024, Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động các tổ chức cá nhân trong và ngoài tỉnh đóng góp kinh phí, hỗ trợ xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, cận nghèo đang khó khăn về nhà ở. Qua triển khai thực hiện, các địa phương đã hoàn thành việc hỗ trợ hơn 600 căn nhà cho người dân, tạo điều kiện để các hộ có nhà ở được tươm tất, từ đó phấn khởi và an tâm trong lao động sản xuất. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn còn phát sinh nhiều trường hợp khó khăn về nhà ở do không có đất để xây dựng, hoặc không đủ kinh phí đối ứng khi được hỗ trợ; một số gia đình mới tách hộ, chưa đủ khả năng kinh tế để xây dựng nhà ở kiên cố…

Thời gian tới, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh tiếp tục phối hợp các đơn vị, địa phương rà soát, thống kê để xây dựng kế hoạch hỗ trợ phù hợp, phát huy hiệu quả các nguồn lực vận động được để chăm lo đến đúng đối tượng, đảm bảo tiến độ kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát mà tỉnh đã đề ra./.

Tin liên quan

Yên Bái nỗ lực xóa nhà tạm, nhà dột nát

Mơ ước về một ngôi nhà kiên cố để bảo vệ gia đình khỏi thiên tai với nhiều người vẫn còn là điều xa vời. Song với sự hỗ trợ của Nhà nước và tỉnh Yên Bái, giấc mơ của nhiều người dân dần trở thành hiện thực.

Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát

Chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng tình, ủng hộ, tham gia của các bộ, cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Mục tiêu đến hết năm nay sẽ xóa toàn bộ khoảng 450 nghìn căn nhà, gồm cả nhà dột nát và nhà không đảm bảo tiêu chuẩn. Sau đây là ghi nhận tại nhiều địa phương về sự quyết liệt xóa nhà tạm, nhà dột nát.

Đồng bào vùng biên giới đón Xuân trong ngôi nhà mới

Mùa đông năm nay, nhiều hộ gia đình huyện Quản Bạ (tỉnh Hà Giang) đã kịp có nhà mới để tránh cái rét cắt da cắt thịt trên vùng Cao nguyên đá. Nhờ phong trào "chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát", những mái ấm kiên cố được dựng lên không chỉ giúp bà con ổn định cuộc sống mà còn là minh chứng cho tinh thần đoàn kết và sự quan tâm sâu sắc của cấp ủy, chính quyền và cộng đồng.

Tin cùng chuyên mục

Hai "Chuyến tàu Xuân" vào đêm giao thừa Ất Tỵ 2025

Vào đêm giao thừa Ất Tỵ 2025, ngành đường sắt tổ chức hai đoàn tàu mang tên "Chuyến tàu xuân" từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh và ngược lại. Hành khách có vé tàu đi trên “Chuyến tàu Xuân” sẽ được tham gia nhiều trải nghiệm thú vị, hấp dẫn trên suốt hành trình như: Vào thời khắc giao thừa, hành khách sẽ hoà vào không khí Lễ hội với chương trình count down tiệc ngọt trên tàu, tham gia bốc thăm trúng thưởng với nhiều quà tặng hấp dẫn từ Tổng công ty và các nhà tài trợ; tham gia các trò chơi dân gian; thưởng thức các món ăn đặc trưng ngày Tết… “Chuyến tàu Xuân” là sản phẩm du lịch mới lần đầu ra mắt trong dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, hứa hẹn mang lại nhiều trải nghiệm thú vị, hấp dẫn đối với hành khách trong nước và du khách quốc tế trong những ngày đầu năm mới.

Hà Nội và Hội An lọt top 25 điểm đến tuyệt vời nhất thế giới năm 2025

Tripadvisor ngày 9/1/2025 đã công bố top 25 điểm đến tuyệt vời nhất trên thế giới. Đây là những cái tên nằm trong hạng mục "Best of the Best" thuộc khuôn khổ giải thưởng Travelers' Choice Awards do chính người dùng trên nền tảng du lịch này bình chọn. Việt Nam có hai thành phố lọt vào danh sách là Hà Nội và Hội An.

Diễn đàn quốc gia về doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI

Ngày 15/1, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chủ trì tổ chức thường niên Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI với chủ đề "Làm chủ công nghệ số, làm chủ quá trình chuyển đổi số Việt Nam bằng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam". Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn.

Truyền thông Argentina ca ngợi Việt Nam xây dựng trung tâm tài chính quốc tế

Theo phóng viên TTXVN tại Buenos Aires, truyền thông Argentina đã đánh giá tích cực về việc Chính phủ Việt Nam đưa ra quyết định mang tính bước ngoặt trong chiến lược phát triển kinh tế khi phê duyệt kế hoạch xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) - đầu tàu kinh tế và thương mại của cả nước.

Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà: Tiếp tục các giải pháp tín dụng phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô

Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc sắp tới, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục phát huy những thành quả đạt được trong điều hành chính sách tiền tệ, tăng khả năng thích ứng với những biến động của môi trường kinh tế thế giới và trong nước để kiên định mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng, góp phần nâng cao tính độc lập tự chủ của nền kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Động lực để Kon Tum bước vào kỷ nguyên mới

Sự đồng lòng, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp từ các đề án, chương trình đã mang đến một “sức bật” lớn cho kinh tế Kon Tum trong năm 2025, chuẩn bị cho nhiệm kỳ 2026 – 2030 đầy kỳ vọng.