Xuất khẩu trực tuyến dự kiến đạt 5,8 tỷ USD năm 2028
Chiều 16/12, tại Hà Nội, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) và Access Partnership đã phối hợp tổ chức Hội thảo Phát triển xuất khẩu trực tuyến nhằm thu hút sự chú ý về vai trò ngày càng quan trọng của thương mại điện tử đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa tại Việt Nam.
Quang cảnh hội thảo.
Ảnh: Uyên Hương/TTXVN

Tại hội thảo, bà Megan Lim, Giám đốc Chiến lược kinh tế Access Partnership (tổ chức nghiên cứu quốc tế về thương mại điện tử) cho biết, năm 2023, giá trị xuất khẩu thương mại điện tử B2C (doanh nghiệp tới người tiêu dùng) của Việt Nam đạt 86 nghìn tỷ đồng (khoảng 3,5 tỷ USD). Dự kiến năm 2028, giá trị này sẽ tăng gấp 1,7 lần, đạt 145,2 nghìn tỷ đồng (khoảng 5,8 tỷ USD); trong đó, các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) đóng góp 25% vào tổng giá trị này.

Hiện tại, các doanh nghiệp MSME Việt Nam có nhiều thuận lợi và cả thách thức trong lĩnh vực thương mại điện tử xuyên biên giới. Vì vậy, trong số các MSME hiện đang hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới tham gia khảo sát, 93% khẳng định không thể tiến hành xuất khẩu nếu không thông qua nền tảng thương mại điện tử như Amazon Global Selling, Alibaba hay Ebay. Trong khi đó, 65% trong số doanh nghiệp được khảo sát cho rằng hơn một nửa doanh số thương mại điện tử B2C của doanh nghiệp, đến từ thị trường nước ngoài và 50% kỳ vọng mức tăng trưởng trên 20% tổng doanh số thương mại điện tử bán lẻ của doanh nghiệp trong 5 năm tới.

Mặc dù lĩnh vực này đang phát triển nhanh chóng, 95% MSME Việt Nam được khảo sát cho biết gặp khó khăn đặc biệt trong việc tìm kiếm nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực thương mại điện tử xuyên biên giới. 95% trong số các doanh nghiệp được khảo sát cũng cho rằng họ thiếu hiểu biết về các quy định nhập khẩu qua thương mại điện tử tại thị trường nước ngoài và mong muốn được trang bị thêm kiến thức về quy định nhập khẩu của các thị trường kỳ vọng lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc. Chi phí logistics cao, thiếu hụt nhân tài và hạn chế kiến thức về các thị trường nước ngoài là những rào cản lớn khiến các MSME ngần ngại mở rộng đầu tư vào phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới.

Phát biểu tại hội thảo, ông Trần Văn Trọng- Tổng Thư ký VECOM cho hay, những năm gần đây, thương mại điện tử ở Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao, bao gồm cả thương mại điện tử xuyên biên giới. Xuất khẩu trực tuyến đã trở thành điểm sáng và sẽ đóng góp tích cực vào kinh tế đất nước nếu có chính sách và giải pháp phù hợp.

Ngay từ năm 2015, VECOM đã triển khai các hoạt động thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới. Đặc biệt, từ năm 2017 trở lại đây VECOM đã nhiều lần tổ chức Diễn đàn thương mại điện tử xuyên biên giới với các chủ đề cập nhật và tạo dấu ấn lớn. Ngoài ra, VECOM đã thành lập Liên minh Hỗ trợ xuất khẩu trực tuyến với mong muốn tạo ra hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu trực tuyến.

Trong khi đó, ông Đoàn Quốc Tâm - Trưởng Ban hợp tác VECOM đánh giá, Việt Nam chuẩn bị bước qua giai đoạn khởi động của xuất khẩu trực tuyến. Năm 2025 là năm bản lề để từ năm 2026 xuất khẩu trực tuyến bước sang giai đoạn mới – giai đoạn cất cánh. Điều kiện đầu tiên để có thể chuyển sang giai đoạn cất cánh là các MSME cần chủ động đầu tư vào nguồn nhân lực chất lượng cao, giỏi ngoại ngữ, có năng lực sáng tạo phát triển sản phẩm độc đáo và xây dựng thương hiệu để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trực tuyến ở nước ngoài. Bên cạnh việc xây dựng website hay ứng dụng di động của riêng mình, các MSME nên khai thác các lợi thế từ các nền tảng xuất khẩu trực tuyến tuyến có uy tín trên thế giới để nhanh chóng tiếp cận thị trường toàn cầu.

Điều kiện thứ hai là các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại điện tử, kinh tế số, logistics, hải quan cần nắm bắt xu hướng phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực này, coi xuất khẩu trực tuyến là một phần quan trọng của thương mại điện tử và đề xuất các chính sách và giải pháp cụ thể, hỗ trợ hiệu quả các MSME xuất khẩu trực tuyến. Đặc biệt, đề xuất và triển khai các giải pháp hỗ trợ xuất khẩu trực tuyến trong Kế hoạch tổng thế Phát triển thương mại điện tử quốc giai giai đoạn 2026 – 2030 cũng như đưa vào vận hành Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử đóng vai trò to lớn.

Theo thông tin từ hội thảo, Bộ Công Thương đang khẩn trương xây dựng Dự thảo Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2026 - 2030; trong đó Dự thảo đã đề xuất đưa xuất khẩu trực tuyến là một bộ phận quan trọng của phát triển thương mại điện tử với các mục tiêu, chính sách và giải pháp cụ thể để hỗ trợ hiệu quả cho các doanh nghiệp MSME xuất khẩu trực tuyến. Việc đặt ra mục tiêu tham vọng cho xuất khẩu trực tuyến với hỗ trợ từ sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước sẽ tạo động lực cho doanh nghiệp MSME trong nước bắt tay vào đầu tư và phát triển để trở thành thương hiệu toàn cầu.

Báo cáo Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2024 của VECOM chỉ rõ, năm 2023, nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên thương mại điện tử vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Ứớc tính, tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực này tăng trên 25% so với năm 2022 và đạt 25 tỷ USD; trong đó, quy mô bán lẻ hàng hóa trực tuyến đạt 17,3 tỷ USD, thương mại điện tử chiếm khoảng 10% tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng.

Sự phát triển nhanh của thương mại điện tử gắn liền với sự tăng trưởng của nhiều lĩnh vực liên quan. Gần đây, dịch vụ thanh toán và hoàn tất đơn hàng tăng trưởng nhanh chóng với công nghệ hiện đại đã góp phần thúc đẩy thương mại điện tử nói chung và bán lẻ trực tuyến phát triển mạnh mẽ. Hoạt động xuất khẩu trực tuyến hình thức doanh nghiệp tới người tiêu dùng cuối cùng bước sang giai đoạn mới.

Cũng theo báo cáo, có hai xu hướng lớn của thương mại điện tử Việt Nam năm 2024 là thương mại điện tử xuyên biên giới trở thành xu hướng tất yếu.

Theo đó, hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới hay xuất nhập khẩu trực tuyến ngày càng phổ biến ở nước ta. Tuy nhiên, từ dịch COVID-19, hình thức giao dịch xuất khẩu trực tuyến giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) gặp nhiều khó khăn nhưng hình thức giao dịch xuất khẩu trực tuyến giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng lại tăng trưởng mạnh. Vì vậy, với sự hỗ trợ đắc lực từ thương mại điện tử, xuất khẩu trực tuyến của Việt Nam sẽ bước từ giai đoạn khởi động sang giai đoạn cất cánh, mở ra một cơ hội lớn cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, vấn đề tiếp theo là Việt Nam đang đối mặt với nhiều nguy cơ từ chất thải nhựa. Chính sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử, bao gồm lĩnh vực bán lẻ hàng hóa trực tuyến và gọi đồ ăn công nghệ trong những năm qua đã gây thêm tác động tiêu cực tới môi trường. Hơn nữa, việc sử dụng nhiều bao bì, vật liệu nhựa song tỷ lệ thu gom, tái chế, tái sử dụng còn rất thấp.

Để giải bài toán về môi trường trong thương mại điện tử, 79% khách hàng trực tuyến cho rằng Nhà nước cần nhanh chóng ban hành và phổ biến chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường trong thương mại điện tử, 71% đề xuất doanh nghiệp và thương nhân bán hàng trực tuyến phải công bố các lựa chọn thân thiện môi trường để khách hàng dễ dàng đưa ra quyết định. Trong khi đó, 61% người tiêu dùng gợi ý sự cần thiết của các hình thức tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người mua sắm trực tuyến./.

Tin liên quan

Dự báo quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ trong bối cảnh mới

Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ lần thứ 2 với nhiều ẩn số trong chính sách thương mại toàn cầu đang đặt các đối tác vào tình thế “dè chừng”. Việt Nam với vai trò là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Hoa Kỳ sẽ chịu tác động như thế nào là vấn đề được nhiều chuyên gia và doanh nghiệp quan tâm thảo luận thời gian gần đây.

Việt Nam - Điểm đến mới của doanh nghiệp Mexico

Theo phóng viên TTXVN tại Mexico City, trong bối cảnh Mexico tăng thuế nhập khẩu đối với các nước không có Hiệp định Thương mại tự do (FTA), Việt Nam đang nổi lên như một đối tác thương mại tiềm năng của quốc gia Mỹ Latinh này.

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản thu về hơn 62 tỷ USD

Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản năm 2024 bứt phá, mang về hơn 62 tỷ USD và hứa hẹn tiếp tục tăng trưởng trong năm tới. Đây là nội dung được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông tin tại Hội nghị thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thuỷ sản, tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh, ngày 16/12.

Tình hữu nghị Việt - Trung được truyền mãi cho thế hệ mai sau

Trong các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước của Việt Nam, Trung Quốc là một trong những nước giúp Việt Nam về vũ khí trang bị, hậu cần, kỹ thuật và cả về nhân lực. Những cựu chiến binh, chuyên gia Trung Quốc từng giúp đỡ cách mạng Việt Nam giờ đây đều đã ngoại lục tuần, tóc đã bạc nhưng họ vẫn tiếp tục những công việc thầm lặng để vun đắp cho tình hữu nghị hai nước.

Hội nghị Đảng ủy Công an Trung ương

Sáng 17/12, tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả, kiểm điểm lại việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2024; đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.

Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2024

Sáng 16/12, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương đã tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 và trực tuyến tới các điểm cầu trên cả nước. Tổng Bí thư Tô Lâm tới dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng và các đồng chí Phó trưởng ban Tổ chức Trung ương chủ trì Hội nghị. Các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng: Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương tham dự Hội nghị.  

Ký ức về chặng đường lịch sử gian khổ, vẻ vang và đầy tự hào

Ngày 15/12, Hội Cựu chiến binh Việt Nam tại Berlin-Brandenburg (CHLB Đức) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024) và 15 năm ngày thành lập hội Cựu Chiến binh Việt Nam tại Berlin-Brandenburg (22/12/2009 – 22/12/2024). Đây là dịp để những người lính Việt Nam đang sinh sống tại Đức cùng ôn lại chặng đường lịch sử của Quân đội Nhân dân Việt Nam, với những ký ức đầy gian khổ, nhưng cũng thật vẻ vang, tự hào.

Trí thức người Việt ở Australia: Chính phủ hành động quyết liệt, năng động và hiệu quả

“Sau khi trải qua một năm 2023 khó khăn, kinh tế Việt Nam năm 2024 đang có những dấu hiệu phục hồi tích cực” – đây là một trong những nhận định của Giáo sư Chu Hoàng Long, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính sách Việt Nam tại Đại học Quốc gia Australia, Phó Chủ tịch Hội Trí thức và Chuyên gia Việt Nam tại Australia – trong cuộc trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Sydney.

Sứ mệnh cao cả của người lính

Chiến tranh đã lùi xa gần năm mươi năm, nhưng trọng trách, nhiệm vụ của người lính chưa khi nào nhẹ nhàng hơn. Mang sứ mệnh cao cả của bộ đội Cụ Hồ, những chiến sỹ vẫn ngày đêm chiến đấu, hy sinh để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đông Nam Bộ tạo bệ phóng bước vào kỷ nguyên mới - Bài cuối: Kinh tế tri thức là cốt lõi

Đông Nam Bộ, một khu vực được coi là động lực phát triển kinh tế của Việt Nam, đóng góp hơn 1/3 GDP và hơn 44% nguồn thu ngân sách của cả nước. Đây là nền tảng vững chắc cho sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của cả nước trong suốt những năm qua. Tuy nhiên, để duy trì và thúc đẩy tăng trưởng bền vững trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, khu vực này cần phải thực hiện những chuyển biến lớn, đặc biệt trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức. Mọi chiến lược phát triển trong khu vực này cần phải lấy con người làm trung tâm, nhằm đạt được mục tiêu cao nhất là nâng cao đời sống của nhân dân và thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.