“Bản sáng vùng biên” - Mô hình dân vận sáng tạo của người lính quân hàm xanh
Chỉ sau vài tháng triển khai, hiệu ứng tích cực từ mô hình “Bản sáng vùng biên” đã lan tỏa rộng khắp trên các nẻo đường biên cương của tỉnh Thanh Hóa.
Bộ đội Biên phòng hỗ trợ lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời ở  tuyến đường vào các bản Ón, xã Tam Chung (huyện Mường Lát). 
Ảnh: Hoa Mai-TTXVN

“Bản sáng vùng biên” là những công trình dân sinh đang được các đơn vị Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa lắp đặt tại các bản làng biên giới trên địa bàn. Kết quả tích cực từ mô hình không chỉ mang đến niềm vui cho đồng bào khu vực biên giới mà còn góp phần tô thắm thêm hình ảnh của những người lính mang “quân hàm xanh” nơi phên giậu của quốc gia.

Đồn Biên phòng Tam Chung đứng chân trên địa bàn huyện biên giới Mường Lát, có nhiệm vụ quản lý và bảo vệ 7,3 km đường biên giới với 4 mốc quốc giới (từ mốc 270 đến mốc 273).

Trên địa bàn xã Tam Chung có 8 bản, 837 hộ/4.011 nhân khẩu với 6 dân tộc anh em cùng sinh sống gồm Mông, Thái, Kinh, Mường, Dao, Khơ Mú. Những năm qua, Đồn Biên phòng Tam Chung đã cùng cấp ủy, chính quyền địa phương xã triển khai nhiều mô hình mới, cách làm hay giúp người dân phát triển kinh tế, ổn định đời sống, đảm bảo an ninh, trật tự. Tiêu biểu phải kể tới mô hình “Bản sáng vùng biên”.

Đồn Biên phòng Tam Chung đã lắp đặt, hoàn thiện 15 cột, bóng đèn năng lượng mặt trời loại 500W dọc theo hai bên đường đi vào khu tái định cư của bản Ón (xã Tam Chung, huyện Mường Lát). 
Ảnh: Hoa Mai-TTXVN

Thực hiện kế hoạch xây dựng mô hình điểm “Bản sáng vùng biên”, Đồn Biên phòng Tam Chung đã phối hợp tiến hành đổ trụ cột bê tông, lắp đặt, hoàn thiện bước đầu 15 cột, bóng đèn năng lượng mặt trời loại 500W dọc theo hai bên đường đi vào khu tái định cư của bản Ón, xã Tam Chung (Mường Lát). Đơn vị cùng với Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên xã Tam Chung, bà con nhân dân bản Ón tiến hành dọn dẹp vệ sinh môi trường, trồng, chăm sóc mới gần 2km đường hoa mắt ngọc, góp phần tạo không gian, cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp.

Ông Lò Văn Liệu, Chủ tịch UBND xã Tam Chung (huyện Mường Lát) chia sẻ: "Việc bộ đội biên phòng hỗ trợ lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời ở các tuyến đường vào các bản là cách làm sáng tạo, có ý nghĩa thiết thực góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, tạo sự khởi sắc cho diện mạo bản làng. Địa phương chúng tôi mong muốn có thêm nhiều công trình “Bản sáng vùng biên” đến với các thôn, bản để tạo thuận lợi cho việc đi lại của bà con và góp phần bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn”.

Trung tá Ngô Minh Quang, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Tam Chung cho biết: "Bám sát địa bàn, thấu hiểu những mong muốn của bà con, Đảng ủy, Ban Chỉ huy Đồn Biên phòng Tam Chung và Đảng ủy, UBND xã Tam Chung đã phối hợp chặt chẽ, thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện. Để hoàn thành công trình, Đồn đã huy động cán bộ, chiến sĩ cùng nhân dân trong xã ủng hộ ngày công lao động dựng cột, kéo dây, đồng thời, lựa chọn những người có khả năng về cơ khí, biết sử dụng máy hàn, cắt để lắp đặt hệ thống cột đèn bảo đảm tính thẩm mỹ, bền vững, hiệu quả thiết thực, sát thực tế, nhận được sự đồng tình, ủng hộ của bà con dân bản”.

Trên địa bàn huyện Mường Lát có 5 đồn biên phòng đứng chân thì cả 5 đồn đều thực hiện mô hình “Bản sáng vùng biên”, trong đó đồn Biên phòng Tam Chung thực hiện tại bản Ón, xã Tam Chung; đồn Biên phòng Cửa khẩu Tén Tằn thực hiện tại khu phố Đoàn Kết, thị trấn Mường Lát; đồn Biên phòng Quang Chiểu thực hiện tại bản Pù Đứa, xã Quang Chiểu; đồn Biên phòng Trung Lý thực hiện tại bản Tà Cóm, xã Trung Lý và đồn Biên phòng Pù Nhi thực hiện tại bản Cơm, xã Pù Nhi.

Chỉ sau vài tháng triển khai, hiệu ứng tích cực từ mô hình “Bản sáng vùng biên” đã lan tỏa rộng khắp trên các nẻo đường biên cương của tỉnh Thanh Hóa. Đồn Biên phòng Bát Mọt (huyện Thường Xuân) đã chọn thôn Ruộng xã Bát Mọt để triển khai xây dựng mô hình điểm "Bản sáng vùng biên" năm 2024, giúp nhân dân xóa đói, giảm nghèo, củng cố hệ thống chính trị cơ sở, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh từ đó nhân rộng trên địa bàn xã Bát Mọt.

Theo đó, đồn đã và đang phối hợp với UBND xã Bát Mọt, các tổ chức chính trị-xã hội, nguồn kinh phí xã hội hóa để hỗ trợ thôn Ruộng về công tác tuyên truyền pháp luật cũng như cải tạo, phục hồi mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp, xây dựng mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình. Trong đó, trước mắt Đồn sẽ tập trung hỗ trợ người dân trong thôn thực hiện các mô hình nuôi ốc nhồi, gia súc, gia cầm, nuôi ong lấy mật, trồng chăm sóc, bảo vệ rừng. Đồng thời khôi phục, phát huy đặc trưng bản sắc văn hóa dân tộc như: Khặp Thái, Khua Luống, trang phục và các trò chơi dân gian…

Những công trình “Bản sáng vùng biên” đến với các thôn, bản biên giới xứ Thanh. 
Ảnh: Hoa Mai-TTXVN

Đại tá Lê Văn Long, Chủ nhiệm Chính trị Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa cho biết: Trong thời gian 3 năm (2024 - 2027), Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa sẽ phối hợp với cấp ủy, chính quyền của 11 thôn, bản, khu phố (gọi chung là bản) khó khăn nhất của 5 huyện biên giới gồm: Thường Xuân, Lang Chánh, Quan Sơn, Quan Hóa và Mường Lát để thực hiện mô hình “Bản sáng vùng biên”, sau đó sẽ tổng kết, đánh giá mô hình điểm để nhân rộng ra các thôn, bản khác.

Mô hình “Bản sáng vùng biên” là một trong những cách làm sáng tạo của lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, huy động và tập trung mọi nguồn lực xây dựng nông thôn mới, giúp nhân dân xóa đói, giảm nghèo. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng công tác dân vận và hiệu quả phối hợp giữa các đơn vị Bộ đội biên phòng với cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể địa phương trong xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia và xây dựng thế trận biên phòng toàn dân ngày càng vững mạnh./.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục

Triển lãm tranh Việt Nam ra mắt Tuần lễ nghệ thuật châu Á London

Theo phóng viên TTXVN tại Anh, từ ngày 30/10-8/11, phòng tranh Thăng Long Art Gallery tổ chức triển lãm "Một thoáng Việt Nam" tại nhà đấu giá Bonhams trong khuôn khổ Tuần lễ nghệ thuật châu Á London lần thứ 27, đánh dấu sự góp mặt lần đầu của một phòng tranh Việt Nam tại sự kiện nghệ thuật uy tín của London.

Việt Nam tham dự Triển lãm Vũ khí Hải quân Euronaval 2024

Theo phóng viên TTXVN tại Paris, từ ngày 4-7/11 tại Trung tâm Triển lãm Paris Nord Villepinte ở ngoại ô Paris (Pháp) đã diễn ra Triển lãm Vũ khí Hải quân quốc tế - Euronaval lần thứ 29 với chủ đề “Từ biển, bảo vệ đất nước của chúng ta”. Đoàn Việt Nam do Chuẩn đô đốc Phạm Như Xuân, Phó Tư lệnh quân chủng Hải quân dẫn đầu đã tới tham quan triển lãm và gặp gỡ các đối tác Hải quân Pháp.

Gốm Hương Canh hướng tới nhu cầu thẩm mỹ tinh tế

Nhiều tác phẩm nghệ thuật làm bằng chất liệu gốm ở Hương Canh có giá từ 5-10 triệu đồng/tác phẩm; thậm chí có tác phẩm có giá trên dưới 30 triệu đồng. Phần lớn các cơ sở gốm ở Hương Canh có doanh thu hàng tỷ đồng/năm.

7 định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Trong chuyên đề về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc ngày 31/10/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao đổi về 7 định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, đó là: Về cải tiến phương thức lãnh đạo của Đảng; Về tăng cường tính đảng trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; Về tinh gọn tổ chức bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Chuyển đổi số; Chống lãng phí; Cán bộ và về kinh tế.  

Một số nhận thức cơ bản về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc (Phần 2)

Ngày 31/10/2024 tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có buổi trao đổi một số nội dung về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc với các học viên Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (Lớp 3). Tổng Bí thư Tô Lâm chia sẻ, kỷ nguyên là một giai đoạn lịch sử được đánh dấu bởi những đặc điểm quan trọng hoặc sự kiện có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của xã hội - văn hóa - chính trị - tự nhiên. Kỷ nguyên thường được sử dụng để phân chia thời gian trong lịch sử theo những biến cố lớn hoặc có sự thay đổi căn bản trong đời sống chính trị hay khoa học, công nghệ, môi trường… Kỷ nguyên vươn mình hàm ý tạo sự chuyển động mạnh mẽ, dứt khoát, quyết liệt, tích cực, nỗ lực, nội lực, tự tin để vượt qua thách thức, vượt qua chính mình, thực hiện khát vọng, vươn tới mục tiêu, đạt được những thành tựu vĩ đại…  

Một số nhận thức cơ bản về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc (Phần 1)

Ngày 31/10/2024 tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có buổi trao đổi một số nội dung về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc với các học viên Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (Lớp 3). Tổng Bí thư Tô Lâm chia sẻ, kỷ nguyên là một giai đoạn lịch sử được đánh dấu bởi những đặc điểm quan trọng hoặc sự kiện có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của xã hội - văn hóa - chính trị - tự nhiên. Kỷ nguyên thường được sử dụng để phân chia thời gian trong lịch sử theo những biến cố lớn hoặc có sự thay đổi căn bản trong đời sống chính trị hay khoa học, công nghệ, môi trường. Kỷ nguyên vươn mình hàm ý tạo sự chuyển động mạnh mẽ, dứt khoát, quyết liệt, tích cực, nỗ lực, nội lực, tự tin để vượt qua thách thức, vượt qua chính mình, thực hiện khát vọng, vươn tới mục tiêu, đạt được những thành tựu vĩ đại…

Thương hiệu quốc gia Việt Nam ghi nhận bước tiến vượt bậc, "vươn mình tiến vào kỷ nguyên xanh"

Trong những năm gần đây, thương hiệu quốc gia Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc. Việt Nam không chỉ lọt vào Top 100 quốc gia có thương hiệu mạnh, mà còn là quốc gia có tốc độ tăng trưởng giá trị thương hiệu nhanh nhất thế giới trong giai đoạn 2019-2022. Giá trị thương hiệu của Việt Nam năm 2024 được xếp thứ 32/193 quốc gia được đánh giá, đạt 507 tỷ USD, tăng 1 bậc về thứ hạng và tăng 2% về giá trị so với năm 2023. Đây là những kết quả tạo đà cho Việt Nam “vươn mình tiến vào kỷ nguyên xanh, với những cam kết mạnh mẽ hướng tới phát triển xanh, bền vững.  

Năm 2024: Giá trị thương hiệu của Việt Nam đạt 507 tỷ USD, tăng 1 bậc

Theo đánh giá của Tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới - Brand Finance, giá trị thương hiệu của Việt Nam năm 2024 xếp thứ 32/193 quốc gia được đánh giá, đạt 507 tỷ USD, tăng 1 bậc về thứ hạng và tăng 2% về giá trị so với năm 2023. Những năm gần đây, Thương hiệu Quốc gia Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc.