Cựu Bộ trưởng Công thương Ấn Độ: Việt Nam là hình mẫu cho các quốc gia đang phát triển
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang chứng kiến những biến động trước nguy cơ áp thuế từ chính quyền Mỹ, phóng viên TTXVN tại New Delhi đã có cuộc phỏng vấn cựu Bộ trưởng Công thương Ấn Độ, ông Suresh Prabhu để có thêm thông tin tư vấn giúp các quốc gia đang chịu áp lực bởi những biến động trên.

Trước hết, về quan hệ Việt Nam - Ấn Độ, cựu Bộ trưởng Suresh Prabhu cho rằng Việt Nam là đối tác rất quan trọng, không chỉ về phát triển kinh tế, mà còn về mối quan hệ chiến lược chung của Ấn Độ. Ấn Độ muốn mở rộng mối quan hệ này đồng thời muốn thực hiện nhiều điều hơn nữa nhằm mang lại lợi ích cho cả hai nước, đặc biêt trong lĩnh vực thương mại. Ông khẳng định mối quan hệ song phương này sẽ ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.

Ông Suresh Prabhu coi Việt Nam là "hình mẫu phát triển cho bất kỳ quốc gia đang phát triển nào", vì Việt Nam đã hội nhập hoàn toàn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Theo ông, là một trường hợp ngoại lệ khi mở cửa nền kinh tế và đã đạt được tốc độ phát triển nhanh chóng, Việt Nam hiện nổi lên như một ví dụ điển hình về những gì có thể làm để mang lại lợi ích cho các quốc gia mà Việt Nam đang hợp tác, cũng như cho chính Việt Nam. Vì vậy, Việt Nam là mô hình mà các nước nên học tập vào thời điểm nền kinh tế thế giới đang chậm lại cùng với nhiều bất ổn, thách thức.

Về chủ đề "nóng" hiện nay là thặng dư thương mại của các nước với Mỹ và vấn đề áp thuế đối ứng, ông Suresh Prabhu cho rằng đây chỉ là vấn đề tạm thời, "giống như huyết áp trong cơ thể, đôi khi tăng lên, đôi khi giảm xuống". Các nước có vấn đề này trước hết cần có chiến lược về những gì cần phải làm, tiếp theo phải có đối thoại nhằm tìm ra nguyên nhân từ đó có biện pháp phù hợp để giải quyết vấn đề, giúp hai bên cùng hưởng lợi. Chính vì vậy, chuyến thăm của các quan chức cấp cao trong chính phủ sẽ giúp loại bỏ các rào cản giữa hai bên. Cũng theo ông Suresh Prabhu, các bên nên tiến hành đàm phán về một hiệp định tự do thương mại (FTA) nhằm tăng cường hợp tác, tránh những tranh chấp không đáng có.

Bên cạnh đó, cựu Bộ trưởng Suresh Prabhu phản đối mọi hình thức chiến tranh, dù là chiến tranh quân sự hay chiến tranh thương mại vì điều đó không tốt cho bất cứ bên nào. Về tranh chấp thương mại, ông nêu rõ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là cơ chế quốc tế minh bạch, hợp lý nhất để giải quyết vấn đề.

Ngoài ra, ông Suresh Prabhu khẳng định Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là một khối rất quan trọng đối với Ấn Độ, đồng thời là một trong những đối tác thương mại lớn của quốc gia Nam Á. Theo ông, Ấn Độ và Việt Nam có quan hệ đối tác rất rộng rãi, bao trùm các lĩnh vực chiến lược như kinh tế, xã hội, nhân dân, văn hóa và thương mại. Vì vậy, ông cho rằng hai nước nên xem xét thúc đẩy thảo luận về khả năng ký kết FTA song phương, giúp mang lại lợi ích về xuất-nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ cho cả hai bên, qua đó mở ra nhiều cơ hội kinh doanh, tạo ra nhiều việc làm hơn ở cả hai nước./.

Ngọc Thúy – Quang Trung

Tin cùng chuyên mục

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Hoa Ban năm 2025

Lễ hội Hoa Ban 2025 và Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Điện Biên lần thứ VIII diễn ra từ ngày 13 - 16/3/2025, tại thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên. Đặc biệt, Lễ hội Hoa Ban năm 2025, sản phẩm du lịch mang thương hiệu của Điện Biên, có quy mô lớn nhất từ trước tới nay, ghi dấu ấn với nhiều hoạt động điểm nhấn, nhiều điểm mới như: Cuộc thi Người đẹp Hoa Ban; diễu hành đường phố; không gian văn hóa, ẩm thực vùng cao; thi đẩy xe đạp thồ, tải đạn; trình diễn Show thực cảnh và giới thiệu huyền tích, lịch sử và các vũ điệu, trò chơi dân gian đặc sắc, văn hóa dân gian dân tộc Thái “Huyền tích U Va”…

12 nước có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam (tính đến 12/3/2025)

Ngày 12/3/2025, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Singapore (từ ngày 11 đến 13/3/2025) của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai nước đã nâng cấp quan hệ Việt Nam - Singapore lên Đối tác Chiến lược toàn diện. Tính đến ngày 12/3/2025, Việt Nam có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với 12 quốc gia. Đó là: Trung Quốc (2008), Liên bang Nga (năm 2012), Ấn Độ (2016), Hàn Quốc (2022), Mỹ (9/2023), Nhật Bản (11/2023), Australia (3/2024), Pháp (10/2024), Malaysia (11/2024), New Zealand (2/2025), Indonesia (10/3/2025) và Singapore (12/3/2025).

VietJet Air công bố đường bay thẳng Singapore - Phú Quốc

Nhân chuyến thăm chính thức Singapore của Tổng Bí thư Tô Lâm từ ngày 11-13/3/2025, chiều ngày 11/3/2025, Vietjet công bố mở đường bay thẳng Singapore - Phú Quốc và ký kết thỏa thuận tài trợ mua tàu bay trị giá 300 triệu USD với Carlyle Aviation Partners. Sự kiện tại Singapore đánh dấu bước tiến mới trong hợp tác Việt Nam - Singapore, tăng cường kết nối và phát triển bền vững giữa hai quốc gia.  

Hội nghị quốc tế về “Trí tuệ nhân tạo và Bán dẫn 2025”

Hội nghị quốc tế về “Trí tuệ nhân tạo và Bán dẫn 2025” (AISC 2025) được tổ chức với chủ đề “Kiến tạo tương lai: Kết nối AI và công nghệ bán dẫn toàn cầu” diễn ra từ ngày 12 - 16/3/2025 tại Hà Nội và Đà Nẵng. Đây là sự kiện quốc tế quan trọng về sự kết hợp giữa AI và bán dẫn, mang đến cơ hội tiếp cận những thông tin mới nhất và khẳng định vai trò của Việt Nam trong chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo toàn cầu.  

Thực phẩm Việt Nam thu hút sự quan tâm trên thị trường Nhật Bản

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 11/3, Hội chợ Quốc tế Thực phẩm và Đồ uống Foodex Japan 2025 khai mạc tại Trung tâm Triển lãm Tokyo Big Sight, Nhật Bản. Đây là một trong những sự kiện thương mại thường niên quốc tế, thu hút sự tham gia đông đảo của nhiều doanh nghiệp thực phẩm đồ uống trên thế giới, trong đó có doanh nghiệp Việt Nam.

Nhiều doanh nghiệp Pháp mong muốn phát triển giao thương với Việt Nam

Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc mới đây tại các địa phương của tỉnh Hérault thuộc vùng Occitanie ở miền Nam nước Pháp, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng và đoàn công tác đã có buổi gặp gỡ với gần 20 doanh nghiệp đang làm ăn, hoặc có ý định phát triển giao thương với Việt Nam.

Tầm nhìn chiến lược cho quan hệ Việt Nam-Singapore

Trong bối cảnh tình hình thế giới có những diễn biến phức tạp, đan xen cơ hội và thách thức, Việt Nam đã sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới với sự chủ động rất cao trong tăng cường quan hệ ngoại giao với các nước, đặc biệt là các nước Đông Nam Á, trong đó Singapore là một điển hình. Trao đổi với phóng viên TTXVN Singapore, Giáo sư Vũ Minh Khương, chuyên gia hàng đầu về Việt Nam thuộc Trường Chính sách công Lý Quang Diệu nhấn mạnh cả Việt Nam và Singapore đều có những tiềm năng to lớn để đưa quan hệ hai bên lên tầm cao mới trong thời gian tới.