Quảng bá du lịch qua hình ảnh áo dài
Chiếc áo dài đã đạt đến vai trò quan trọng là sản phẩm văn hóa đặc trưng mang đậm bản sắc dân tộc, biểu tượng của phụ nữ Việt Nam.
Các bạn trẻ mặc cổ phục tham gia lễ diễu hành. 
Ảnh: Thu Hương - TTXVN

Lễ hội Áo dài Thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức qua một thập kỷ, không chỉ tạo ấn tượng sâu sắc trong lòng người dân và du khách đến Thành phố mà còn trở thành lễ hội “đặc sản” của địa phương. Đặc biệt, tà áo dài truyền thống của người Việt ngày nay trở thành trang phục phổ biến hằng ngày, gắn liền với hoạt động quảng bá du lịch, nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của người dân tại Thành phố mang tên Bác.

Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh cùng các đại biểu tham gia diễu hành với áo dài. 
Ảnh: Thu Hương - TTXVN

*Trang phục áo dài trong đời sống

Chia sẻ về trang phục áo dài của dân tộc, chị Mỹ Trang, nhân viên văn phòng ở Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh không khỏi tự hào khi sở hữu bộ sưu tập áo dài của riêng mình với nhiều kiểu dáng, màu sắc khác nhau. Đây cũng là “tài sản” quý mà qua những lần chị tham gia hưởng ứng Lễ hội Áo dài Thành phố Hồ Chí Minh cũng như niềm yêu thích khi khoác lên người trang phục áo dài trong dịp lễ, Tết hay sự kiện của cơ quan.

Theo chị Mỹ Trang, áo dài là một trong những trang phục truyền thống độc đáo của người Việt, cũng là thương hiệu nhận diện sắc màu dân tộc trong nhiều sự kiện giao lưu văn hóa, quảng bá du lịch trong nước và quốc tế. Do đó, kể cả trong đời sống hằng ngày lẫn những dịp công tác, trong hành lý của chị luôn có ít nhất một chiếc áo dài để “check - in” điểm đến và giới thiệu văn hóa, lịch sử dân tộc.

Gia Hân, sinh viên Đại học RMIT, Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, chia tay thời nữ sinh với chiếc áo dài trắng đã được một vài năm nhưng mỗi dịp lễ, Tết hay sự kiện giao lưu, hội họp ở trường, em luôn ưu tiên lựa chọn áo dài làm trang phục. Qua nhiều thập kỷ, hiện nay, trang phục áo dài của người Việt được thiết kế đa dạng kiểu dáng từ truyền thống vùng, miền… cho đến cách tân, hiện đại. Trang phục áo dài ngày càng đa dạng mẫu mã phù hợp với giới trẻ, đáp ứng xu hướng trẻ trung, năng động và hội nhập quốc tế.

Còn bà Tuyến Mai, ngụ tại thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh cho hay, mỗi mùa Lễ hội Áo dài Thành phố diễn ra vào đầu tháng 3, bà thường cùng nhóm bạn mặc trang phục áo dài tham quan những điểm đến văn hóa, lịch sử và lưu giữ lại những bức ảnh kỷ niệm.

Lễ hội Áo dài Thành phố Hồ Chí Minh năm 2025 được đông đảo người dân đón nhận và hưởng ứng. 
Ảnh: Thu Hương - TTXVN

Một số chuyên gia văn hóa cũng chỉ ra rằng, áo dài được biết đến là một trong những trang phục truyền thống tiêu biểu, gắn liền với đời sống sinh hoạt và văn hóa của người Việt qua nhiều thế hệ. Trải qua dòng chảy lịch sử, chiếc áo dài cũng đã có những tiếp biến, đổi thay về kiểu dáng, chất liệu nhưng dù ở thời kỳ nào, trang phục này vẫn luôn hiện diện trong nếp sinh hoạt của người Việt.

Điển hình, trang phục áo dài đi cùng ông bà vào lễ đình làng, theo cha ra đồng, theo mẹ xuống chợ, theo chị đi làm, theo em tới lớp… Ngày nay, đối với những người con đất Việt sống xa quê, áo dài trở thành hình ảnh của quê hương, xứ sở, gia đình, bạn bè; còn trong lòng bạn bè quốc tế, áo dài trở thành hình ảnh gợi nhớ đến một Việt Nam xinh đẹp, hiền hòa, yêu chuộng hòa bình…

Những không gian triển lãm và tương tác áo dài tại Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ kết nối truyền thống - hiện đại, tôn vinh trang phục áo dài truyền thống mà còn khắc họa hình ảnh Thành phố Hồ Chí Minh - một đô thị sôi động, sáng tạo, đầy bản sắc. Thành phố luôn hướng tới tương lai nhưng vẫn trân trọng và gìn giữ quá khứ, là điểm đến lý tưởng để người dân, du khách chiêm ngưỡng giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời thúc đẩy quảng bá du lịch thông qua hình ảnh áo dài.

Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh cùng các đại sứ của Lễ hội Áo dài năm 2025. 
Ảnh: Thu Hương - TTXVN

*Góp phần quảng bá du lịch địa phương

Theo bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Giám đốc Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, Lễ hội Áo dài Thành phố lần thứ 11 năm 2025 với đa dạng hoạt động hưởng ứng đến hết tháng 3 để lại dấu ấn đậm sâu trong lòng người dân và du khách, với nhiều chuỗi sự kiện mới lạ. Hình ảnh trang phục áo dài không chỉ được quảng bá bởi các sở, ngành và chính quyền Thành phố mà còn từ chính người dân, bạn bè quốc tế.

Nằm trong chuỗi hoạt động của lễ hội năm nay, “Duyên dáng Áo dài Thành phố Hồ Chí Minh” là cuộc thi tôn vinh vẻ đẹp truyền thống của áo dài Việt Nam, đồng thời lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc sâu rộng đến quần chúng nhân dân, nhất là những người yêu áo dài Việt Nam. Cuộc thi diễn ra hấp dẫn và bất ngờ khi nhiều đội trình diễn rất chuyên nghiệp, sáng tạo, mang đậm tính nghệ thuật với giải Nhất thuộc về Hội Liên hiệp Phụ nữ Quận 3.

Tương tự, Cuộc thi Vẽ trên Áo dài năm 2025 dành học sinh từ 9 - 16 tuổi đang học tập tại các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã mang lại sân chơi nghệ thuật đầy sáng tạo, tôn vinh vẻ đẹp của áo dài Việt Nam, lan tỏa tình yêu đối với Thành phố mang tên Bác. Cuộc thi nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt từ 400 các bạn nhỏ yêu hội họa trên khắp cả nước, trong đó có 40 thí sinh được Ban Giám khảo tuyển chọn vẽ trang trí tác phẩm dự thi trên nền vải áo dài thật.

Bạn trẻ tham gia đồng diễn áo dài trên phố đi bộ Nguyễn Huệ. 
Ảnh: Thu Hương - TTXVN

Riêng cuộc thi Ảnh đẹp Áo dài online năm 2025 góp phần tuyên truyền, quảng bá vẻ đẹp duyên dáng của áo dài Việt Nam; giới thiệu điểm đến, sự kiện, lễ hội thú vị, hấp dẫn trên địa bàn Thành phố. Cuộc thi này dành cho công dân Việt Nam, người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh.

chiếc áo dài đã đạt đến vai trò quan trọng hơn đó là sản phẩm văn hóa đặc trưng mang đậm bản sắc dân tộc, biểu tượng của phụ nữ Việt Nam.Ông Nguyễn Văn Được, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh, vượt qua giá trị của chính mình trong vai trò một sản phẩm tiêu dùng, chiếc áo dài đã đạt đến vai trò quan trọng hơn đó là sản phẩm văn hóa đặc trưng mang đậm bản sắc dân tộc, biểu tượng của phụ nữ Việt Nam.

Lễ hội Áo dài Thành phố Hồ Chí Minh phát huy vai trò tiếp tục tôn vinh và bảo tồn vẻ đẹp của áo dài, lan tỏa tinh hoa văn hóa dân tộc, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh - một thành phố năng động, sáng tạo, hội nhập sâu rộng nhưng luôn giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp. Hơn thế nữa, lễ hội năm nay còn là sự kiện văn hóa - du lịch mở đầu cho chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, phát triển Thành phố mang tên Bác, đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của Thành phố, đồng hành cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới.

Tiết mục đồng diễn áo dài trên phố đi bộ Nguyễn Huệ được đông đảo người dân tham gia. 
Ảnh: Thu Hương - TTXVN

Ông Nguyễn Văn Được cho biết thêm, Lễ hội Áo dài Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 11 năm 2025 với sự góp mặt của hơn 40 khách mời là các nhân vật nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực và hơn 60 nhà thiết kế áo dài cả nước cùng tham gia là minh chứng cho tình yêu của nhân dân đối với trang phục truyền thống. Cùng với đó, lễ hội có hơn 50.000 người đồng diễn dân vũ với áo dài và nhiều hoạt động đặc sắc ứng dụng công nghệ mới, hướng về cộng đồng, mang ý nghĩa xã hội… mang đến cho người dân, du khách những cung bậc cảm xúc, trải nghiệm đáng nhớ chỉ có tại Thành phố Hồ Chí Minh./.

Tin liên quan

Phụ nữ cả nước hưởng ứng “Tuần lễ Áo dài” năm 2025

Hướng tới kỷ niệm 115 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3/1910 - 8/3/2025) và các ngày lễ lớn, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động “Tuần lễ Áo dài” và đồng diễn dân vũ trên phạm vi toàn quốc. Theo đó, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động Hội Liên hiệp Phụ nữ các tỉnh/thành phố, các đơn vị trực thuộc, hội viên, phụ nữ, nữ công chức, viên chức tại địa phương, cơ quan, đơn vị, nơi công tác hưởng ứng sự kiện bằng các hoạt động sáng tạo, thiết thực, cụ thể; mặc áo dài trong ngày làm việc phù hợp với điều kiện và đặc thù nghề nghiệp từ ngày 1 đến 8/3/2025, tập trung đồng loạt vào ngày 8/3/2025  

Ấn tượng với chương trình nghệ thuật Áo dài với cuộc sống

Trong khuôn khổ Lễ hội Áo dài Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 11 năm 2025, chương trình nghệ thuật Áo dài với cuộc sống - Vietnam Beauty Fashion Fest với chủ đề “Sắc - Son” đã tạo được nhiều ấn tượng trong lòng khán giả tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh).

Tin cùng chuyên mục

12 nước có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam (tính đến 12/3/2025)

Ngày 12/3/2025, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Singapore (từ ngày 11 đến 13/3/2025) của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai nước đã nâng cấp quan hệ Việt Nam - Singapore lên Đối tác Chiến lược toàn diện. Tính đến ngày 12/3/2025, Việt Nam có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với 12 quốc gia. Đó là: Trung Quốc (2008), Liên bang Nga (năm 2012), Ấn Độ (2016), Hàn Quốc (2022), Mỹ (9/2023), Nhật Bản (11/2023), Australia (3/2024), Pháp (10/2024), Malaysia (11/2024), New Zealand (2/2025), Indonesia (10/3/2025) và Singapore (12/3/2025).

VietJet Air công bố đường bay thẳng Singapore - Phú Quốc

Nhân chuyến thăm chính thức Singapore của Tổng Bí thư Tô Lâm từ ngày 11-13/3/2025, chiều ngày 11/3/2025, Vietjet công bố mở đường bay thẳng Singapore - Phú Quốc và ký kết thỏa thuận tài trợ mua tàu bay trị giá 300 triệu USD với Carlyle Aviation Partners. Sự kiện tại Singapore đánh dấu bước tiến mới trong hợp tác Việt Nam - Singapore, tăng cường kết nối và phát triển bền vững giữa hai quốc gia.  

Hội nghị quốc tế về “Trí tuệ nhân tạo và Bán dẫn 2025”

Hội nghị quốc tế về “Trí tuệ nhân tạo và Bán dẫn 2025” (AISC 2025) được tổ chức với chủ đề “Kiến tạo tương lai: Kết nối AI và công nghệ bán dẫn toàn cầu” diễn ra từ ngày 12 - 16/3/2025 tại Hà Nội và Đà Nẵng. Đây là sự kiện quốc tế quan trọng về sự kết hợp giữa AI và bán dẫn, mang đến cơ hội tiếp cận những thông tin mới nhất và khẳng định vai trò của Việt Nam trong chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo toàn cầu.  

Thực phẩm Việt Nam thu hút sự quan tâm trên thị trường Nhật Bản

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 11/3, Hội chợ Quốc tế Thực phẩm và Đồ uống Foodex Japan 2025 khai mạc tại Trung tâm Triển lãm Tokyo Big Sight, Nhật Bản. Đây là một trong những sự kiện thương mại thường niên quốc tế, thu hút sự tham gia đông đảo của nhiều doanh nghiệp thực phẩm đồ uống trên thế giới, trong đó có doanh nghiệp Việt Nam.

Nhiều doanh nghiệp Pháp mong muốn phát triển giao thương với Việt Nam

Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc mới đây tại các địa phương của tỉnh Hérault thuộc vùng Occitanie ở miền Nam nước Pháp, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng và đoàn công tác đã có buổi gặp gỡ với gần 20 doanh nghiệp đang làm ăn, hoặc có ý định phát triển giao thương với Việt Nam.

Tầm nhìn chiến lược cho quan hệ Việt Nam-Singapore

Trong bối cảnh tình hình thế giới có những diễn biến phức tạp, đan xen cơ hội và thách thức, Việt Nam đã sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới với sự chủ động rất cao trong tăng cường quan hệ ngoại giao với các nước, đặc biệt là các nước Đông Nam Á, trong đó Singapore là một điển hình. Trao đổi với phóng viên TTXVN Singapore, Giáo sư Vũ Minh Khương, chuyên gia hàng đầu về Việt Nam thuộc Trường Chính sách công Lý Quang Diệu nhấn mạnh cả Việt Nam và Singapore đều có những tiềm năng to lớn để đưa quan hệ hai bên lên tầm cao mới trong thời gian tới.

Nâng tầm quan hệ Việt Nam – Singapore: Phát triển AI làm trụ cột hợp tác khoa học công nghệ

Trước thềm chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Singapore, các chuyên gia, học giả tại địa bàn sôi nổi “hiến kế” để thúc đẩy hợp tác khoa học công nghệ (KHCN) và đổi mới, sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia giữa hai nước, đưa KHCN trở thành động lực phát triển mới để mở ra kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Nữ bác sĩ tận tâm chữa bệnh, cứu người

Khoa Tuyến vú do bác sĩ Chí phụ trách liên tiếp nhận được những lá thư bày tỏ lòng biết ơn từ bệnh nhân và người nhà. Những lá thư ấy là sự trân trọng đối với chuyên môn, sự tận tâm, tận tụy của bác sĩ đối với người bệnh.