Đề xuất tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng 2% đến hết năm 2026
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng nhằm kích cầu tiêu dùng, phù hợp với bối cảnh kinh tế hiện nay, qua đó hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, du lịch, tiêu dùng trong nước phát triển.
Người tiêu dùng mua sắm tại Siêu thị Satra Sài Gòn, Tổng công ty Thương mại TP.HCM. (Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN)

Theo đó, dự thảo đề xuất tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng 2% từ 1/7/2025 đến 31/12/2026 áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%), trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, sản phẩm kim loại, sản phẩm khai khoáng (trừ than), sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (trừ xăng).

Tại dự thảo lần này cũng đã mở rộng đối tượng được giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng 2% đối với một số nhóm hàng hoá, dịch vụ như máy giặt, lò vi sóng, dịch vụ xử lý dữ liệu, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn như thùng, bể chứa và dụng cụ chứa đựng bằng kim loại, nồi hơi... Đặc biệt xăng và dầu cũng dự kiến được bổ sung vào nhóm được giảm thuế do đây là những mặt hàng quan trọng, tác động trực tiếp đến sản xuất, tiêu dùng trong nước và ổn định kinh tế vĩ mô.

Theo Bộ Tài chính, việc giảm thuế giá trị gia tăng sẽ góp phần giảm giá thành hàng hóa, dịch vụ, từ đó thúc đẩy sản xuất kinh doanh và tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế trong 6 tháng cuối năm 2025.

Cùng với đó, việc giảm giá trị giá tăng sẽ giúp người dân - đối tượng sẽ được hưởng lợi trực tiếp của chính sách này, giảm trực tiếp chi phí của người dân trong việc tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ phục vụ đời sống nhân dân.

Đặc biệt, với doanh nghiệp, giảm 2% mức thuế giá trị gia tăng sẽ góp phần làm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm thông qua doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng dẫn đến giảm giá bán của hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng, từ đó giúp sản phẩm của doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ và mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động.

Do đó, Bộ Tài chính nhấn mạnh việc tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng là thực sự cần thiết.

Tuy nhiên, Bộ Tài chính cũng cho biết, việc giảm thuế giá trị gia tăng dự kiến số giảm thu ngân sách nhà nước trong 6 tháng cuối năm 2025 và cả năm 2026 tương đương khoảng 121,74 nghìn tỷ đồng; trong đó 6 tháng cuối năm 2025 giảm khoảng 39,54 nghìn tỷ đồng, năm 2026 giảm khoảng 82,2 nghìn tỷ đồng).

Theo đánh giá của Bộ Tài chính, việc giảm thuế giá trị gia tăng tác động làm giảm thu giá trị gia tăng nhưng cũng có tác động kích thích sản xuất, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, qua đó cũng góp phần tạo thêm nguồn thu cho giá trị gia tăng.

Nhằm bù đắp số hụt thu do thực hiện chính sách, Chính phủ tập trung chỉ đạo các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp, chính sách tài khóa theo các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã ban hành để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, thúc đẩy các động lực tăng trưởng GDP năm 2025 đạt ít nhất 8% và phấn đấu hai con số trong điều kiện thuận lợi hơn, qua đó tạo thêm nguồn thu cho giá trị gia tăng.

Bên cạnh đó, quyết liệt trong thu giá trị gia tăng, tăng cường quản lý, thanh tra, kiểm tra, cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh chuyển đổi số trong quản lý thuế, nhất là trong các lĩnh vực, địa bàn trọng điểm, thu từ đất, chuyển nhượng bất động sản, hoạt động thương mại điện tử, hoạt động kinh doanh trên nền tảng số...

Ngoài ra, điều hành chi giá trị gia tăng chặt chẽ, tăng cường tiết kiệm chi; chủ động sử dụng dự phòng, dự trữ và các nguồn lực hợp pháp khác để chi phòng, chống thiên tai, dịch bệnh và các nhiệm vụ cấp bách phát sinh theo quy định, đảm bảo cân đối ngân sách các cấp.

Trước đó, chính sách giảm thuế giá trị gia tăng được thực hiện từ 2022 đến nay, nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi sau dịch COVID-19. Ba năm qua, giá trị khoản hỗ trợ từ chính sách này lên tới 123.800 tỷ đồng. Riêng 2 tháng đầu năm nay, số thuế giá trị gia tăng được giảm ước khoảng 8.300 tỷ đồng./.

Tin liên quan

Tối ưu lợi ích từ giảm thuế VAT

Chính phủ đã có quyết định giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8% trong 6 tháng đầu năm 2025 với mục đích hỗ trợ nền kinh tế phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng tiêu dùng trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều thách thức.

Tin cùng chuyên mục

Trình Bộ Chính trị đề án phát triển giáo dục đào tạo và nâng cao sức khỏe nhân dân

Chiều 25/3, Bí thư Đảng uỷ Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị của Thường trực Chính phủ và Ban Thường vụ Đảng uỷ Chính phủ với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế về xây dựng Đề án trình Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết về “dự thảo Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển giáo dục, đào tạo” và “dự thảo Chương trình mục tiêu quốc gia về chăm sóc sức khoẻ nhân dân, dân số và phát triển giai đoạn 2026-2035”.

Việt Nam phát triển nguồn nhân lực công nghệ chất lượng cao

Theo Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), chỉ trong thời gian ngắn, Việt Nam đã tạo được những bước đi ấn tượng trong việc hợp tác về bán dẫn với các quốc gia, nền kinh tế như: Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, châu Âu… và các tập đoàn công nghệ lớn.

Báo Granma ra mắt chuyên trang đặc biệt kỷ niệm 65 năm quan hệ hữu nghị Việt Nam – Cuba

Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, nhân dịp kỷ niệm 65 năm Cuba và Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao (2/12/1960-2/12/2025), báo Granma - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Cuba - vừa cho ra mắt chuyên trang đặc biệt tổng hợp những hình ảnh, tư liệu quý giá về mối quan hệ đoàn kết đặc biệt giữa hai dân tộc.

Đột phá theo Nghị quyết 57: Học giả của Đại học Cambridge chỉ ra những lợi thế đối với Việt Nam

Trong cuộc trao đổi với phóng viên TTXVN tại London về Nghị quyết 57-NQ/TW, được Bộ Chính trị ban hành tháng 12/2024, về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đăng Bằng, trường Quản lý kinh doanh Judge Business School, Đại học Cambridge, Anh, đã chỉ ra những lợi thế của Việt Nam khi thực hiện nghị quyết, trong đó có dân số trẻ, nắm bắt nhanh các công nghệ tiên tiến mới, hình ảnh Việt Nam liên tục được cải thiện nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối tốt, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu trong nhiều ngành, có điều kiện hạ tầng như sân bay, bến cảng lớn...

Quản lý dạy thêm, học thêm: Không đánh trống bỏ dùi

Việc ra đời của Thông tư 29 (Bộ GD&ĐT) khiến cho ngành giáo dục có thêm công cụ để chấn chỉnh vấn nạn học thêm, dạy thêm. Nhưng dư luận vẫn đặt ra câu hỏi, làm sao để việc quản lý học thêm, dạy thêm thực sự giải quyết được tận gốc, tránh kiểu “đánh trống bỏ dùi”.

Cầu Hiền Lương - biểu tượng cho khát vọng thống nhất non sông

Đã có một thời, khi nhắc đến cầu Hiền Lương, sông Bến Hải là nhắc nhớ đến những câu thơ: “Hiền Lương một lạch hai dòng/ Người tuy bên nớ mà lòng bên ni” hay “Cách một con sông mà đó thương đây nhớ/ Chung một nhịp cầu mà duyên nợ cách xa”… Giờ đây, chiến tranh đã lùi xa, nhưng ký ức về một thời kỳ lịch sử đau thương mà hào hùng vẫn còn đó. Và cây cầu Hiền Lương, sau nửa thế kỷ từ ngày đôi bờ Bắc - Nam sum họp, vẫn vững vàng như một biểu tượng thiêng liêng của khát vọng hòa bình và thống nhất của dân tộc Việt Nam.

Đột phá theo Nghị quyết 57: Bài học kinh nghiệm từ Singapore

Đánh giá về việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Giáo sư Vũ Minh Khương, Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu (Singapore) cho rằng đây là một nghị quyết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đưa khoa học kỹ thuật và cuộc cách mạng số trở thành lực lượng sản xuất, có sức mạnh quyết định trong việc giúp Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.