Hãng tư vấn McKinsey đánh giá triển vọng kinh tế Việt Nam trong bức tranh toàn cảnh Đông Nam Á
Theo báo cáo của công ty tư vấn quản lý và chiến lược đa quốc gia McKinsey, trong quý II/2024, các nền kinh tế Đông Nam Á vẫn có khả năng chống chịu và ghi nhận hiệu suất kinh tế ổn định. Tất cả các nền kinh tế trong khu vực này đều ghi nhận mức tăng trưởng GDP, trong đó Việt Nam, Malaysia, Philippines và Thái Lan ghi nhận tốc độ tăng trưởng theo năm cao nhất trong 4 quý vừa qua.

Các động lực tăng trưởng được thể hiện rõ nét ở tất cả nền kinh tế Đông Nam Á, trong đó có mức tiêu dùng cao, sản lượng và xuất khẩu tăng sau khi nhu cầu toàn cầu cải thiện, đặc biệt là trong lĩnh vực điện tử. Việt Nam và Philippines tiếp tục là hai nền kinh tế tăng trưởng hàng đầu của khu vực, lần lượt ở mức 6,9% và 6,3%, trong khi Malaysia đứng thứ ba, với mức tăng trưởng 5,9%.

Nền kinh tế Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng GDP trong quý II/2024 ở mức 6,9%, tăng so với mức 5,6% trong quý I/2024. Các ngành công nghiệp và dịch vụ đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng này nhờ sản xuất tăng mạnh. Tiêu dùng tư nhân tiếp tục được cải thiện và dự kiến sẽ tăng mạnh trong suốt năm 2024, trong khi lĩnh vực xuất khẩu tiếp tục đà tăng trưởng sau khi toàn cầu phục hồi nhờ những lĩnh vực gồm điện thoại thông minh, điện tử và dệt may. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt được mức tăng trưởng cao trong quý 2/2024, củng cố vị thế của Việt Nam với tư cách là điểm đến đầu tư đáng tin cậy. Tuy nhiên, lạm phát vẫn tiếp tục tăng, do tiền lương tăng, gây áp lực lên chính sách lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Về triển vọng kinh tế vĩ mô, với mức tăng GDP như trên, Việt Nam đang tiến dần tới mục tiêu tăng trưởng do chính phủ đề ra là 6-6,5% cho cả năm 2024. Sản xuất là động lực tăng trưởng chính, trong khi các ngành công nghiệp và dịch vụ ghi nhận mức tăng trưởng cao. Ngành xây dựng cũng ghi nhận sự phục hồi mạnh nhờ vào tăng chi tiêu công.

Về thương mại, xuất khẩu Việt Nam ghi nhận mức tăng mạnh 12,5%, dù vẫn thấp hơn mức kỷ lục 18% trong quý I/2024. Tuy nhiên, nguy cơ suy giảm vẫn lớn và đà xuất khẩu có thể bị ảnh hưởng nếu tăng trưởng toàn cầu chậm lại, căng thẳng địa chính trị vẫn tiếp diễn hoặc tranh chấp thương mại gia tăng.

Hoạt động công nghiệp tăng trưởng ở mức 8,55%, trong đó sản xuất và điện là hai phân ngành tăng trưởng nhanh nhất. Điều này đánh dấu sự chuyển biến mạnh mẽ trong lĩnh vực sản xuất nhờ triển vọng phục hồi của nhu cầu toàn cầu.

Dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là một trong những điểm sáng trong quý II/2024, với FDI được triển khai ở mức 6,2 tỷ USD, tăng so với mức 4,6 tỷ USD so với quý trước đó. FDI tăng mạnh có thể thúc đẩy nền kinh tế của Việt Nam trong các quý tiếp theo, đồng thời hỗ trợ vị thế của Việt Nam với tư cách là điểm đến đầu tư quan trọng cho các doanh nghiệp nước ngoài, trong bối cảnh đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu.

Dù những rủi ro toàn cầu đối với nền kinh tế không hề nhỏ, nhưng các thị trường ở Đông Nam Á đã cho thấy khả năng chống chịu trong quý II/2024. Nền kinh tế của Việt Nam dường như đang tăng trưởng mạnh, do đó cần đặc biệt nắm bắt thêm nhiều cơ hội trong một số lĩnh vực./.

Thu Hằng

Tin cùng chuyên mục

Lễ hội Việt Nam tại Kanagawa: Mở rộng kết nối giao lưu Việt Nam - Nhật Bản

Ngày 7/9, Lễ hội Việt Nam lần thứ 8 tại thành phổ Yokohama, tỉnh Kanagawa (Nhật Bản) đã được khai mạc với chủ đề “Mở rộng giao lưu kết nối Việt Nam tươi đẹp”. Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông nhận định Lễ hội Việt Nam tại thành phố Yokohama nhiều năm nay đã là một trong những điểm sáng trong quan hệ Việt Nam – Nhật Bản. Theo Thứ trưởng, trong Thỏa thuận hợp tác văn hóa, thể thao và du lịch do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ký kết với tỉnh Kanagawa vào năm 2023 đã nhấn mạnh đến việc tổ chức Lễ hội Việt Nam tại Kanagawa và Lễ hội Kanagawa tại Việt Nam thường niên tại mỗi nước.

Giải thưởng Du lịch thế giới khu vực châu Á và châu Đại Dương 2024 tiếp tục vinh danh 2 địa điểm tại Quảng Ninh

Hạng mục “Hàng đầu châu Á” thuộc Giải thưởng Du lịch thế giới năm 2024 (World Travel Awards - WTA) đã vinh danh Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn của Việt Nam là “Sân bay khu vực hàng đầu châu Á 2024” và Premier Village Ha Long Bay Resort, Quảng Ninh là “Khu nghỉ dưỡng cho gia đình hàng đầu châu Á 2024”.

Việt Nam lần thứ 6 được vinh danh là Điểm đến hàng đầu châu Á

Tại Giải thưởng Du lịch thế giới (World Travel Awards) được mệnh danh là “Oscar của Du lịch thế giới” năm 2024, một lần nữa du lịch Việt Nam được vinh danh là “Điểm đến hàng đầu châu Á" và là lần thứ 6 Việt Nam giành giải thưởng này. Ở cấp độ quốc gia, Việt Nam còn giành được 2 giải thưởng là “Điểm đến di sản hàng đầu châu Á” và “Điểm đến thiên nhiên hàng đầu châu Á”.

Phát triển bền vững trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam

Việt Nam được xếp hạng ở mức độ trung bình cao về nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trên thế giới với mức độ tiếp cận nhanh với nhiều xu hướng mới. Tuy nhiên làm sao để phát triền bền vững lĩnh vực công nghệ mũi nhọn này ở nước ta là vấn đề đang được đặt ra.

Australia khẳng định vai trò quan trọng của Việt Nam trên trường quốc tế

Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Tây Australia và Vùng Lãnh thổ Bắc Australia mới đây đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2024). Tham dự buổi lễ, đại diện chính quyền bang Tây Australia có ông Stephen Dawson - Bộ trưởng Bộ Dịch vụ Khẩn cấp, Đổi mới và Kinh tế số, Khoa học, Nghiên cứu Y tế bang - cùng gần 200 quan khách đến từ chính quyền, Quốc hội bang, các bộ, ban, ngành, Lãnh sự đoàn, doanh nghiệp, học giả và cộng đồng người Việt Nam bang Tây Australia.