Lễ thắp nến cầu quốc thái dân an, hòa bình thế giới
Trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025, tối 6/5, tại khuôn viên Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh và Công viên Văn hóa Láng Le, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra Lễ thắp nến- đêm hoa đăng cầu nguyện hòa bình thế giới do Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức với sự tham gia của khoảng hơn 10.000 người, hướng tâm về hòa bình thế giới, nhân phẩm và phát triển bền vững cho toàn nhân loại.
Lễ thắp nến cầu quốc thái dân an, hòa bình thế giới

Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban Tổ chức Quốc gia Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025; Hòa thượng GS.TS. Brahmapundit, Chủ tịch Ủy ban Tổ chức Quốc tế Đại lễ Vesak Liên hợp quốc cùng ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Việt Nam cùng một số lãnh đạo các cơ quan Trung ương, Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương cùng tham dự.

Đêm hoa đăng thắp nến cầu nguyện hòa bình không chỉ là nghi lễ mang tính biểu tượng, còn là hành động cộng hưởng giữa đạo và đời, giữa tâm linh và hiện thực. Mỗi ngọn nến được thắp lên là nguyện ước sâu xa về sự chấm dứt chiến tranh, bạo lực, bất công, là lời khẳng định cho một tương lai lấy lòng người làm trung tâm của phát triển.

Lễ thắp nến- đêm hoa đăng vì hòa bình thế giới thể hiện giá trị của Phật giáo trong sứ mệnh toàn cầu là không chỉ gìn giữ truyền thống tâm linh, mà còn tích cực góp phần vào các cuộc đối thoại quốc tế về hòa bình, nhân quyền và phát triển bền vững. Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, qua lễ thắp nến cầu nguyện, để lại dấu ấn không chỉ trong nghi lễ, mà cả trong lòng người – như một lời nguyện chung cho thế giới: “Cầu cho tất cả được sống trong an lành, không sợ hãi, không hận thù, và không ai bị bỏ lại phía sau”./.

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Thượng viện Hun Sen khẳng định công lao của Việt Nam giúp Campuchia thoát nạn diệt chủng

Ngày 6/5, trong khuôn khổ chuyến thăm Indonesia từ 5-7/5, Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia, cựu Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen đã có bài thuyết trình tại Viện nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) tại Jakarta về “Hòa bình và hòa giải dân tộc ở Campuchia: Bài học cho Đông Nam Á”.

Thủ tướng tiếp Đoàn đại biểu Toà án quốc tế về Luật biển

Chiều 06/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tomas Heidar, Chánh án Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS) và đoàn công tác của ITLOS đang thăm, làm việc tại Việt Nam và dự Hội thảo khu vực về vai trò của ITLOS trong việc giải quyết tranh chấp liên quan tới Luật biển.

Phát triển du lịch từ văn hóa: Cách làm hiệu quả

Với những lợi thế về văn hóa, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức nhiều hoạt động phục dựng các nghi lễ, lễ hội truyền thống, chú trọng quảng bá văn hóa, tổ chức các chương trình liên hoan và biểu diễn văn hóa cồng chiêng để phục vụ nhân dân và du khách.

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế tư nhân

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Nghị quyết đề ra các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế tư nhân: Đổi mới tư duy, thống nhất nhận thức và hành động, khởi dậy niềm tin, khát vọng dân tộc, tạo xung lực mới, khí thế mới để phát triển kinh tế tư nhân, cải cách thể chế, bảo vệ quyền tài sản và tự do kinh doanh, tạo thuận lợi cho kinh tế tư nhân tiếp cận nguồn lực (đất đai, vốn, nhân lực), thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh….

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Nghị quyết đề ra mục tiêu đến năm 2030, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia; là lực lượng tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số... Tầm nhìn đến 2045, kinh tế tư nhân Việt Nam phát triển nhanh, mạnh, bền vững, chủ động tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu; có năng lực cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế; phấn đấu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP.

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Những bước phát triển vượt bậc của kinh tế tư nhân sau gần 40 năm đổi mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Nghị quyết nêu rõ, sau gần 40 năm đổi mới, kinh tế tư nhân nước ta đã từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, trở thành một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Khu vực kinh tế tư nhân hiện có khoảng hơn 940 nghìn doanh nghiệp và hơn 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động, đóng góp khoảng 50% GDP, hơn 30% tổng thu ngân sách nhà nước và sử dụng khoảng 82% tổng số lao động vào tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, là lực lượng quan trọng thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lạo động, gia tăng năng lực cạnh tranh quốc gia, góp phần xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống xã hội. Nhiều doanh nghiệp tư nhân đã phát triển lớn mạnh, khẳng định thương hiệu và vươn ra thị trường khu vực, thế giới.