Nền tảng vững cho chứng khoán Việt trong năm 2025
Việc Quốc hội thông qua Luật Chứng khoán (sửa đổi), cùng những nỗ lực nâng hạng của cơ quan quản lý được cho là sẽ tạo ra nền tảng phát triển vững chắc thị trường chứng khoán Việt Nam.
Nền tảng vững cho chứng khoán Việt trong năm 2025
Ảnh minh họa: TTXVN

Thị trường chứng khoán đang dần di đến những phiên cuối cùng của năm 2024 với nhiều khó khăn phải vượt qua. Nhà đầu tư giao dịch thận trọng, thanh khoản thấp và khối ngoại liên tiếp bán ròng. Tuy vậy, việc Quốc hội thông qua Luật Chứng khoán (sửa đổi), cùng những nỗ lực nâng hạng của cơ quan quản lý được cho là sẽ tạo ra nền tảng phát triển vững chắc thị trường chứng khoán Việt Nam.

Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (Bộ Tài Chính), trong năm 2024, Bộ Tài Chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã rất nỗ lực, tiếp thu các ý kiến của thị trường, những đóng góp của các nhà đầu tư quốc tế để xây dựng chính sách phù hợp với điều kiện Việt Nam và đáp ứng được mong đợi của các nhà đầu tư nước ngoài.

Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Vũ Thị Chân PhươngThị Chân Phương cho biết, nâng hạng thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi là quyết tâm của Chính phủ Việt Nam.

“Mỗi giai đoạn, bối cảnh cảnh kinh tế đều tác động đến quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách trên thị trường vốn nhưng chúng tôi luôn hướng tới đảm bảo sự phát triển bền vững và ổn định của thị trường chứng khoán lâu dài”, bà Phương nói.

Theo ông Tô Trần Hoà, Vụ trưởng Vụ phát triển Thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, ngày 29/11/2024, Quốc hội thông qua Luật Chứng khoán (sửa đổi). Đáng chú ý, luật lần này tập trung vào 3 nhóm chính sách là nâng cao tính minh bạch, hiệu quả trong hoạt động phát, tiếp tục hoàn thiện các quy định để tăng cường giám sát và xử lý nghiêm các hành vi gian lận, lừa đảo trong hoạt động phát hành.

Cùng với Luật Chứng khoán, nhiều văn bản hướng dẫn thi hành khác cũng đang được Bộ Tài chính trình Chính sửa đổi, bổ sung như Nghị định số 155/2020/NĐ-CP, Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2020/NĐ-CP, Nghị định số 128/2021/NĐ-CP và 4 Thông tư hướng dẫn liên quan…

Ông Hòa cho biết: Bước sang năm 2025, cơ quan quản lý sẽ tiếp tục tục ưu tiên tập trung vào các giải pháp để hoàn thành mục tiêu sớm nâng hạng thị trường chứng khoán. Đồng thời, triển khai các giải pháp đã đề ra tại Chương trình hành động thực hiện Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030.

Cơ quan quản lý sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các biện pháp để nâng hạng thị trường chứng khoán nhằm thu hút các dòng vốn lớn, nâng cao chất lượng thị trường, duy trì tăng trưởng về quy mô; tiếp tục tuyên truyền rộng rãi đến thành viên thị trường, công chúng đầu tư nội dung của Thông tư sô 68/2024/TT-BTC đảm bảo hiệu quả, an toàn, an ninh thị trường.

Đồng thời, xem xét sửa đổi quy định pháp lý đề tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài tại thị trường Việt Nam; tăng cường phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc xem xét sửa đổi quy định pháp lý liên quan đến giảm thủ tục và rút ngắn thời gian mở tài khoản, tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài tại tiếp tục tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam.

Bên cạnh việc sửa luật, minh bạch thị trường, ngày 6/12, Bộ Tài chính cho biết cơ quan này đang nghiên cứu đưa ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (Big Data) vào giám sát giao dịch thị trường chứng khoán.

Cụ thể, AI có khả năng phát hiện các hành vi bất thường như thao túng giá, giao dịch nội gián, hay các hành vi giao dịch khác đối với dữ liệu giao dịch lớn. AI cũng giúp dự báo xu hướng thị trường và tối ưu hóa việc quản lý dữ liệu nhà đầu tư.

Bộ Tài chính nhấn mạnh, hoàn thiện khung khổ pháp lý, áp dụng các giải pháp công nghệ, tăng cường quản lý, giám sát đặc biệt là giám sát giao dịch là các giải pháp căn cơ, thiết thực góp phần tạo dựng thị trường chứng khoán công bằng, minh bạch, giúp hạn chế các hành vi gian lận và bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư, từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán Việt Nam trong dài hạn.

Thực tế cho thấy, các yếu tố ngắn hạn vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro với thị trường chứng khoán, nhưng những nỗ lực của Việt Nam nhằm minh bạch thị trường, áp dụng các công nghệ tiên tiến vào quản lý, giám sát hứa hẹn sẽ đưa chứng khoán Việt lên tầm cao mới.

Từ đầu năm 2024 đến nay, thị trường chứng khoán trong nước vẫn đang dao động trong biên độ hẹp, khi chỉ số VN-Index luôn biến động trong vùng 1.165 - 1.300 điểm. Khối ngoại ghi nhận bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Lũy kế từ đầu năm đến giữa tháng 12/2024, khối ngoại đã bán ròng hơn 89.560 tỷ đồng nghìn tỷ đồng (tương đương hơn 3,51 tỷ USD).

Thực tế cho thấy, việc tìm kiếm lợi nhuận trên thị trường chứng khoán trong năm 2024 là không hề dễ dàng, trong bối cảnh thị trường phân hóa, đi ngang. Các chuyên gia cho rằng, hiện đang tồn tại đồng thời cả những yếu tố tích cực và rủi ro tiềm ẩn đối với thị trường chứng khoán.

Công ty Chứng khoán KIS Việt Nam (KIS) nhận định: Thị trường sẽ gặp khó trong tháng 12 khi nền thanh khoản thấp đang thể hiện tâm lý thị trường thận trọng. Mặt khác, trong tháng 12, dòng tiền tập trung vào các hoạt động cuối năm nên thanh khoản chứng khoán không cao. Sang năm mới, nhất là tháng đầu năm, dòng tiền sẽ nhàn rỗi và tập trung vào các kênh có thanh khoản cao như chứng khoán, vàng giúp hiệu suất của các kênh này tốt hơn.

Giám đốc khối Khách hàng cá nhân Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), ông Lê Vương Hùng cho rằng, thị trường từ giờ tới giáp Tết Nguyên đán sẽ không thể bứt phá do các áp lực như khối ngoại duy trì bán ròng, tỷ giá USD neo cao, lạm phát Mỹ có chiều hướng tăng tạo ra áp lực điều hành lãi suất ở Mỹ; trong đó, khối ngoại tập trung bán ròng ở các cổ phiếu bluechip (nhóm cổ phiếu an toàn và ổn định nhất) là yếu tố ảnh hưởng nhiều tới thị trường.

Ông Hùng dự báo VN-Index trong kịch bản khả quan sẽ duy trì trong biên độ hẹp 1.250 - 1.300 điểm. Đáng chú ý, tới giáp ngày 31/12, thị trường sẽ chịu ảnh hưởng từ tâm lý bán bớt danh mục để có nguồn tiền chi tiêu và phòng ngừa các thông tin bất ngờ trong kỳ nghỉ dài. Tuy vậy, thị trường cũng không có rủi ro giảm điểm mạnh.

Công ty cổ phần Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam khuyến nghị, các yếu tố ngoại tác đến từ phía bên ngoài dự kiến sẽ mang lại những rủi ro cần phải theo dõi như: Tác động từ cuộc chiến kéo dài giữa Nga và Ukraine đến triển vọng tăng trưởng của khu vực châu Âu; khả năng chiến tranh thương mại lan rộng do ảnh hưởng của chính sách thuế quan mới trong nhiệm kỳ thứ 2 của Tân Tổng thống Donald Trump trong khi hoạt động sản xuất đang tiếp tục bị trì trệ tại các nền kinh tế trọng điểm; lạm phát dai dẳng tại các thị trường phát triển cùng với quan điểm “diều hâu” của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ là những thách thức tiềm ẩn khi đồng thời kéo dài lộ trình hạ lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và kích hoạt tín hiệu đảo chiều của dòng vốn “carry trade” (carry trade là chiến lược đầu tư phổ biến thời gian qua, khi các nhà đầu tư vay tiền từ những nơi có lãi suất thấp, sau đó sử dụng số tiền này để đầu tư vào các đồng tiền có lãi suất cao hơn), trong khi dòng vốn đầu tư tiếp tục chảy về thị trường Mỹ./.

Tin liên quan

Xuất khẩu tôm sẽ thu về 4 tỷ USD

Xuất khẩu tôm 11 tháng mang về gần 3,6 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Với sự tăng trưởng ở các thị trường tiêu thụ chính đều ghi nhận ở mức 2 con số, xuất khẩu tôm năm 2024 dự báo sẽ đạt 4 tỷ USD.

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu trực tuyến dự kiến đạt 5,8 tỷ USD năm 2028

Chiều 16/12, tại Hà Nội, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) và Access Partnership đã phối hợp tổ chức Hội thảo Phát triển xuất khẩu trực tuyến nhằm thu hút sự chú ý về vai trò ngày càng quan trọng của thương mại điện tử đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa tại Việt Nam.

Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản thu về hơn 62 tỷ USD

Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản năm 2024 bứt phá, mang về hơn 62 tỷ USD và hứa hẹn tiếp tục tăng trưởng trong năm tới. Đây là nội dung được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông tin tại Hội nghị thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thuỷ sản, tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh, ngày 16/12.

Tình hữu nghị Việt - Trung được truyền mãi cho thế hệ mai sau

Trong các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước của Việt Nam, Trung Quốc là một trong những nước giúp Việt Nam về vũ khí trang bị, hậu cần, kỹ thuật và cả về nhân lực. Những cựu chiến binh, chuyên gia Trung Quốc từng giúp đỡ cách mạng Việt Nam giờ đây đều đã ngoại lục tuần, tóc đã bạc nhưng họ vẫn tiếp tục những công việc thầm lặng để vun đắp cho tình hữu nghị hai nước.

Hội nghị Đảng ủy Công an Trung ương

Sáng 17/12, tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả, kiểm điểm lại việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2024; đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.

Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2024

Sáng 16/12, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương đã tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 và trực tuyến tới các điểm cầu trên cả nước. Tổng Bí thư Tô Lâm tới dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng và các đồng chí Phó trưởng ban Tổ chức Trung ương chủ trì Hội nghị. Các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng: Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương tham dự Hội nghị.  

Ký ức về chặng đường lịch sử gian khổ, vẻ vang và đầy tự hào

Ngày 15/12, Hội Cựu chiến binh Việt Nam tại Berlin-Brandenburg (CHLB Đức) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024) và 15 năm ngày thành lập hội Cựu Chiến binh Việt Nam tại Berlin-Brandenburg (22/12/2009 – 22/12/2024). Đây là dịp để những người lính Việt Nam đang sinh sống tại Đức cùng ôn lại chặng đường lịch sử của Quân đội Nhân dân Việt Nam, với những ký ức đầy gian khổ, nhưng cũng thật vẻ vang, tự hào.

Trí thức người Việt ở Australia: Chính phủ hành động quyết liệt, năng động và hiệu quả

“Sau khi trải qua một năm 2023 khó khăn, kinh tế Việt Nam năm 2024 đang có những dấu hiệu phục hồi tích cực” – đây là một trong những nhận định của Giáo sư Chu Hoàng Long, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính sách Việt Nam tại Đại học Quốc gia Australia, Phó Chủ tịch Hội Trí thức và Chuyên gia Việt Nam tại Australia – trong cuộc trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Sydney.

Sứ mệnh cao cả của người lính

Chiến tranh đã lùi xa gần năm mươi năm, nhưng trọng trách, nhiệm vụ của người lính chưa khi nào nhẹ nhàng hơn. Mang sứ mệnh cao cả của bộ đội Cụ Hồ, những chiến sỹ vẫn ngày đêm chiến đấu, hy sinh để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.