Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp xúc cử tri Cần Thơ

Đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Cần Thơ đã báo cáo với cử tri về dự kiến nội dung, chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV; thông tin tình hình hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố quý I năm 2025; tiếp thu, ghi nhận các ý kiến, kiến nghị của cử tri để tổng hợp, báo cáo phản ánh đến cơ quan chức năng những ý kiến, kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền giải quyết theo quy định.

Sau khi nghe báo cáo, Cử tri thành phố Cần Thơ có nhiều ý kiến, kiến nghị, liên quan các vấn đề “nóng” mang tính thời sự như: việc thích ứng với chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ; phát triển nhà ở xã hội; quản lý thị trường kim hoàn, trong đó có vàng...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp xúc cử tri Cần Thơ

Trao đổi, giải đáp về các vấn đề cử tri quan tâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, ngay sau khi Tổng thống Hoa Kỳ công bố chính sách thuế quan mới, cùng với các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tổ chức nhiều cuộc họp, đồng thời gặp gỡ, tiếp xúc với phía Hoa Kỳ; thúc đẩy quan hệ thương mại cân bằng, bền vững với Hoa Kỳ. Về vấn đề nhà ở, Thủ tướng đã chỉ đạo 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng thúc đẩy Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, thường xuyên chỉ đạo, thúc đẩy chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; xây dựng Quỹ nhà ở quốc gia... nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu nhà ở cho người dân.

Về quản lý thị trường vàng, Chính phủ đang sửa Nghị định về hoạt động kinh doanh vàng; giao Bộ Công an điều tra, xử lý các hành vi buôn lậu, đầu cơ, găm hàng, đội giá, trốn thuế... nhằm phát triển thị trường vàng lành mạnh, minh bạch, bền vững...

Thông tin với cử tri về tình hình kinh tế - xã hội đất nước, Thủ tướng cho biết dưới sự lãnh đạo của Đảng, thường xuyên, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ, đồng lòng của người dân, doanh nghiệp, sự hợp tác, hỗ trợ của bạn bè quốc tế, tình hình kinh tế - xã hội 4 tháng đầu năm, đạt được kết quả tốt hơn cùng kỳ năm 2024 trên hầu hết các lĩnh vực. Để thực hiện các mục tiêu đề ra trong thời gian tới, Chính phủ và các cấp, các ngành, các địa phương đang khẩn trương thực hiện việc tinh gọn, sắp xếp tổ chức bộ máy bảo đảm hoạt động thông suốt; tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp; xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp./.

Tin cùng chuyên mục

Đột phá theo Nghị quyết 57: Nguồn nhân lực - Yếu tố then chốt trong phát triển khoa học công nghệ tại Thái Lan

Xây dựng nguồn nhân lực là yếu tố then chốt trong phát triển khoa học công nghệ. Đây là nhận định của một số học giả Thái Lan trong cuộc trao đổi với phóng viên TTXVN tại Bangkok về những kinh nghiệm của Thái Lan trong hành trình chuyển đổi từ một nước được định hướng bởi công nghiệp sang một đất nước được định hướng bởi công nghệ cao.

Đột phá theo Nghị quyết 57: Hướng đi đúng đắn cho kỷ nguyên phát triển vượt bậc về khoa học công nghệ

Năm 1956, giữa những bộn bề của đất nước non trẻ vừa bước ra khỏi chiến tranh, Việt Nam đã đưa ra một quyết định mang tính chiến lược: tham gia sáng lập Viện Liên hiệp Nghiên cứu Hạt nhân (Joint Institute for Nuclear Research – JINR) tại Dubna, Liên Xô (nay thuộc Liên bang Nga). Ngay từ những năm 1960 khi chiến tranh còn chưa chấm dứt, Việt Nam đã cử hàng trăm cán bộ sang Dubna học tập và nghiên cứu. Nhiều người trong số họ sau này trở thành các nhà khoa học hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực vật lý và công nghệ hạt nhân, như GS. Nguyễn Đình Tứ – người tham gia phát hiện phản hạt sigma âm, GS. Nguyễn Văn Hiệu – chuyên gia về lý thuyết đối xứng của các hạt cơ bản và quá trình sinh nhiều hạt ở vùng năng lượng cao, giải thưởng Lenin năm 1986. Đây không chỉ là một hành động mang tính biểu tượng về hội nhập khoa học quốc tế, mà còn là minh chứng cho tầm nhìn của các nhà lãnh đạo trí thức Việt Nam thời kỳ đó, những người tin rằng khoa học và công nghệ – đặc biệt là khoa học cơ bản – sẽ là nền tảng cho sự phát triển bền vững, độc lập và hiện đại của quốc gia.

75 năm quan hệ Việt Nam-Trung Quốc: Áo dài Việt Nam tỏa sáng tại Bắc Kinh

Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, nhằm thiết thực kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc và “Năm Giao lưu Nhân văn Việt-Trung”, từ ngày 18-20/4 tại Bắc Kinh, đại diện Cộng đồng Việt Nam tại Trung Quốc tổ chức Chương trình biểu diễn thời trang “Áo Dài Việt Nam – Di Sản Kết Nối”.

Từ đại thắng đến đại công trình, hạ tầng kiến tạo tầm vóc quốc gia

Trong không khí hào hùng những ngày cả nước đang hướng tới 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh đồng loạt khởi công, khánh thành 80 dự án, công trình lớn, trọng điểm trên cả nước ở cả 3 miền Bắc – Trung – Nam, với tổng vốn đầu tư khoảng 450.000 tỷ đồng.

Hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh biến động thuế quan

Thực hiện nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 12/4/2025, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, chủ động thích ứng với tình hình mới để tiếp tục đẩy mạnh hoạt động sản xuất, xuất khẩu, duy trì tăng trưởng bền vững, Bộ Công Thương vừa tổ chức Hội nghị “Hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh Hoa Kỳ áp dụng thuế đối ứng lên hàng xuất khẩu từ Việt Nam”.