Xây dựng Đô thị di sản mang linh hồn "Văn hóa Tràng An": Hiện thực hóa khát vọng phát triển
Với linh hồn là "Văn hóa Tràng An", tỉnh Ninh Bình hướng tới, Hoa Lư sẽ là đô thị loại I, đến năm 2035 sẽ là thành phố trực thuộc Trung ương.
Một góc thành phố Ninh Bình hiện nay.
Ảnh: Đức Phương -TTXVN

"Đô thị di sản thiên niên kỷ" là tên gọi ấn tượng của Hoa Lư, thành phố thủ phủ của Ninh Bình tới đây theo Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Với linh hồn là "Văn hóa Tràng An", tỉnh Ninh Bình hướng tới, Hoa Lư sẽ là đô thị loại I, đến năm 2035 sẽ là thành phố trực thuộc Trung ương. Thời gian tới, tỉnh tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp để đưa Ninh Bình vững bước xây dựng Đô thị di sản thiên niên kỷ vừa bảo tồn các giá trị bền vững của di sản, vừa mang tính văn minh, hiện đại.

* Hiện thực hóa Đô thị di sản thiên niên kỷ

Ngày 28/5, tỉnh Ninh Bình tổ chức Công bố Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, quan điểm phát triển, Ninh Bình kiên định theo hướng "xanh, bền vững và hài hòa", lấy du lịch và công nghiệp văn hóa làm mũi nhọn, công nghiệp cơ khí ô tô hiện đại làm động lực, coi trọng phát triển văn hóa, tăng cường liên kết vùng và mở rộng hợp tác quốc tế. Quy hoạch xác định "3 nền tảng", "4 trụ cột" phát triển kinh tế và "7 nhiệm vụ trọng tâm, đột phá". Trong đó, nền tảng quan trọng nhất là giá trị văn hóa - con người - thiên nhiên, tinh hoa văn hóa Cố đô.

Về không gian phát triển, xác định 3 vùng chức năng, với vùng trung tâm có vai trò động lực, đột phá phát triển là thành phố Hoa Lư (trên cơ sở hợp nhất thành phố Ninh Bình với huyện Hoa Lư hiện nay) và thành phố Tam Điệp. Về quy hoạch hệ thống đô thị và tổ chức lãnh thổ khu vực nông thôn, tỉnh định hướng 7 đô thị trung tâm gồm: 1 đô thị loại I, 1 đô thị loại II và 5 đô thị loại IV. Đối với khu vực nông thôn, sẽ phát triển hài hòa với xây dựng đô thị di sản.

Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Đoàn Minh Huấn cho biết, sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện theo chủ trương của Đảng và Nhà nước là cơ hội để tổ chức lại xã hội nông thôn và đô thị, nhất là tìm lại vị thế, giá trị di sản Cố đô Hoa Lư trong xã hội hiện đại. Đó chính là xây dựng đô thị Hoa Lư - Ninh Bình với đặc trưng Đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo. Trước những thách thức của đô thị nén, đô thị bê tông hóa, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình cho rằng di sản văn hóa là nhân tố cốt lõi trong kế thừa, phát huy, xây dựng Đô thị di sản thiên niên kỷ. Con người là trung tâm của quản lý phát triển Đô thị di sản thiên niên kỷ, tập trung ở cốt cách văn hóa, lối sống thị dân. Ninh Bình cần một chiến lược xây dựng hệ giá trị văn hóa, phẩm cách con người vùng đất Cố đô Hoa Lư, làm cho "gen văn hóa" Tràng An còn ở dạng tiềm ẩn được khơi dậy, phát huy, phục vụ hiệu quả cho thực hiện khát vọng phát triển.

Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình nhấn mạnh, mục tiêu xây dựng Đô thị di sản thiên niên kỷ chỉ được hiện thực hóa khi có sự chung sức, đồng lòng của toàn dân làm cho mỗi người dân tỉnh Ninh Bình luôn tự hào về giá trị di sản được các thế hệ tiền nhân trao truyền, tự tin vững bước đi tới tương lai bằng nguồn lực, sức mạnh nội sinh, bản lĩnh văn hóa được xây dựng bồi đắp, hun đúc suốt chiều dài lịch sử.

Hội thảo khoa học quốc tế “Phát huy vai trò, giá trị Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An trong xây dựng Đô thị di sản thiên niên kỷ và kết nối các thành phố di sản thế giới”.
Ảnh: Hải Yến - TTXVN

* Đồng bộ các giải pháp

Những năm qua, tỉnh Ninh Bình đã tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm khoa học lấy ý kiến các chuyên gia như: Hội thảo khoa học quốc tế giải quyết mối quan hệ giữa phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội nhìn từ quản trị vùng và địa phương; Hội thảo khoa học phát huy văn hóa, lối sống Tràng An trong xây dựng Đô thị di sản thiên niên kỷ... Từ đó, tỉnh Ninh Bình đã nhận được những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, có chiều sâu nhằm cung cấp luận cứ khoa học, thực tiễn, đặc biệt là gợi mở cho Ninh Bình hàm ý về xây dựng tiêu chuẩn, cơ chế, chính sách đủ mạnh trong xây dựng Đô thị di sản thiên niên kỷ nhằm phát huy giá trị di sản thành tài sản, sản phẩm công nghiệp văn hóa trong xã hội đương đại.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Kiến trúc sư Nguyễn Hồng Thục (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng, Đô thị di sản thiên niên kỷ bao chứa cả thành phố di sản thế giới và thành phố sáng tạo là hướng đi đúng đắn của tỉnh Ninh Bình trong các chiến lược phát triển đột phá. Để xây dựng nội hàm và không gian, biểu tượng, hình ảnh cho đô thị này với các giá trị mới, để phát triển thông minh và bền vững, cần đi từ tư duy lý luận và thực tiễn, khung hành động và các chiến lược động lực; thiết lập hạ tầng phát triển cho kinh tế di sản và kinh tế sáng tạo; đổi mới hệ sinh thái phát triển, thiết lập các chuỗi dịch vụ giá trị gia tăng cao.

Đề xuất về mô hình phát triển không gian đô thị di sản cho tỉnh Ninh Bình, theo Tiến sỹ, Kiến trúc sư Nguyễn Quốc Tuân (Trưởng khoa Kiến trúc, Đại học Phương Đông), Ninh Bình nên chú trọng phát triển đô thị theo hướng xây dựng các thành phố sáng tạo nghệ thuật, đô thị du lịch gắn với di sản văn hóa với tầm nhìn về một Đô thị thiên niên kỷ, gắn với di sản nghìn năm mà thiên nhiên và ông cha ta đã trao truyền lại. Việc thiết kế và lựa chọn các mô hình phát triển, xây dựng đô thị thân thiện, thích ứng với biến đổi khí hậu, phù hợp văn hóa bản địa, bảo tồn, gìn giữ bền vững di sản, phát huy nền kinh tế đặc sắc gắn với năng lực phát triển văn hóa sáng tạo… là hướng đi thích hợp, để những giá trị tốt đẹp đã có sẽ được lưu truyền đến các thế hệ mai sau.

Nhiều ý kiến của các chuyên gia nhà quản lý, khoa học cho rằng, với mục tiêu, định hướng và khát vọng phát triển, trong thời gian tới, tỉnh Ninh Bình cần một tầm nhìn mới, vị thế mới, một hình ảnh mới cho giai đoạn chuyển mình để giải phóng, phát huy được hết các giá trị bản sắc địa phương, trở thành nguồn lực, nguồn vốn cho phát triển kinh tế - xã hội và tận dụng được những yếu tố mang tính thời cơ của bối cảnh mới mang lại. Chính vì thế, Ninh Bình cần có cơ chế, chính sách mang tính đặc thù, vượt trội để đảm đương được sứ mệnh to lớn trong gìn giữ, bảo tồn giá trị văn hóa, di sản nhân loại. Đồng thời, tạo động lực để tỉnh có thêm cơ hội phát huy nội lực và huy động nguồn lực phát triển nhanh và bền vững, xứng đáng là đô thị đặc thù về giá trị di sản./. 

Tin liên quan

Gốm Hương Canh hướng tới nhu cầu thẩm mỹ tinh tế

Nhiều tác phẩm nghệ thuật làm bằng chất liệu gốm ở Hương Canh có giá từ 5-10 triệu đồng/tác phẩm; thậm chí có tác phẩm có giá trên dưới 30 triệu đồng. Phần lớn các cơ sở gốm ở Hương Canh có doanh thu hàng tỷ đồng/năm.

Triển lãm tranh Việt Nam ra mắt Tuần lễ nghệ thuật châu Á London

Theo phóng viên TTXVN tại Anh, từ ngày 30/10-8/11, phòng tranh Thăng Long Art Gallery tổ chức triển lãm "Một thoáng Việt Nam" tại nhà đấu giá Bonhams trong khuôn khổ Tuần lễ nghệ thuật châu Á London lần thứ 27, đánh dấu sự góp mặt lần đầu của một phòng tranh Việt Nam tại sự kiện nghệ thuật uy tín của London.

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích kép từ bệnh án điện tử

Bắt đầu từ tháng 11/2024, Bệnh viện Bạch Mai đã triển khai áp dụng Hệ thống Bệnh án điện tử sau 4 tháng thử nghiệm. Đây là bệnh viện đa khoa hạng đặc biệt đầu tiên trong cả nước áp dụng mô hình này. Cũng trong quá trình triển khai bệnh án điện tử, hồ sơ sức khỏe của người dân cũng đồng thời được tích hợp trên ứng dụng VNeID.

Chính quyền số đem nhiều lợi ích cho người dân

Theo Báo cáo khảo sát Chính phủ điện tử năm 2024 của Liên hợp quốc, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 71 trong tổng số 193 quốc gia, tăng 15 bậc so với năm 2022. Đây là lần đầu tiên Việt Nam được xếp vào nhóm các quốc gia có chỉ số Chính phủ điện tử ở mức rất cao kể từ khi bắt đầu tham gia đánh giá xếp hạng chính phủ điện tử của Liên hợp quốc năm 2003. Kết quả này khẳng định sự quyết tâm của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong phát triển nền quản trị gắn với chuyển đổi số. Qua đó tạo thuận lợi cho người dân doanh nghiệp, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Chuẩn bị nguồn nhân lực cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là siêu dự án có quy mô đặc biệt lớn. Công nghệ mới và lần đầu tiên được triển khai nên việc đảm bảo tiến độ, chất lượng cho dự án là thách thức vô cùng lớn. Và để giải được bài toán này thì bắt buộc phải có nguồn nhân lực chất lượng chất lượng cao nhằm nâng tính tự chủ, tự lực tự cường tham gia vào quá trình thực hiện, tiếp quản vận hành. Đây cũng là cơ hội và trách nhiệm rất lớn để các đơn vị, doanh nghiệp trong nước chủ động hợp tác tham gia dự án này.

Tinh gọn bộ máy để phát triển

Từ Đại hội VII đến nay, Đảng ta liên tục ban hành nhiều Nghị quyết, Kết luận để lãnh đạo thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn tổ chức bộ máy hoạt động hiệu lực hiệu quả. Tuy nhiên trong bài viết mới đây về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề: "TINH - GỌN - MẠNH - HIỆU NĂNG - HIỆU LỰC - HIỆU QUẢ.", Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá: “đến nay tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối; hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ”. Tổng Bí thư cũng cho rằng “bộ máy cồng kềnh gây lãng phí và kìm hãm sự phát triển”.

Triển lãm tranh Việt Nam ra mắt Tuần lễ nghệ thuật châu Á London

Theo phóng viên TTXVN tại Anh, từ ngày 30/10-8/11, phòng tranh Thăng Long Art Gallery tổ chức triển lãm "Một thoáng Việt Nam" tại nhà đấu giá Bonhams trong khuôn khổ Tuần lễ nghệ thuật châu Á London lần thứ 27, đánh dấu sự góp mặt lần đầu của một phòng tranh Việt Nam tại sự kiện nghệ thuật uy tín của London.

Việt Nam tham dự Triển lãm Vũ khí Hải quân Euronaval 2024

Theo phóng viên TTXVN tại Paris, từ ngày 4-7/11 tại Trung tâm Triển lãm Paris Nord Villepinte ở ngoại ô Paris (Pháp) đã diễn ra Triển lãm Vũ khí Hải quân quốc tế - Euronaval lần thứ 29 với chủ đề “Từ biển, bảo vệ đất nước của chúng ta”. Đoàn Việt Nam do Chuẩn đô đốc Phạm Như Xuân, Phó Tư lệnh quân chủng Hải quân dẫn đầu đã tới tham quan triển lãm và gặp gỡ các đối tác Hải quân Pháp.