Yên Bái hướng tới mục tiêu xây dựng “tỉnh hạnh phúc”
Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025, Yên Bái hướng tỉnh phát triển nhanh, bền vững theo hướng “Xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc”.

Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc xâm lược, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái đã góp sức người, sức của cùng cả nước giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. 50 mùa Xuân qua, âm hưởng hào hùng của một thời kháng chiến vẫn luôn cổ vũ người dân Yên Bái tự hào về truyền thống lịch sử, không ngừng nỗ lực để xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp và phát triể

Tỉnh Yên Bái đang ngày càng phát triển 
Ảnh: Tuấn Anh

*Tự hào góp phần làm nên chiến thắng

Những ngày tháng Ba, cùng với cả nước, Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái ra sức thi đua lao động, sản xuất, lập nhiều thành tích xuất sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2025). Trong không khí vui tươi phấn khởi ấy, mỗi người dân Yên Bái lại bồi hồi nhớ về những năm tháng hào hùng “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” của cả dân tộc.

Với tinh thần “Tất cả vì miền Nam ruột thịt”, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái đã vượt lên mọi khó khăn, tập trung sức người, sức của chi viện cho tiền tuyến, góp phần cùng nhân dân cả nước làm nên Chiến thắng lịch sử 30/4 vô cùng oanh liệt, đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược, thống nhất giang sơn, đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Theo đó, trong 2 năm 1967 - 1968, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Yên Bái đã xây dựng 4 tiểu đoàn mang tên Yên Ninh với gần 3.000 quân được huấn luyện tại xã Tân Hương, huyện Yên Bình để chi viện cho chiến trường miền Nam. Trong đó, Tiểu đoàn Yên Ninh 1 được thành lập tháng 7/1967, với trên 700 cán bộ, chiến sĩ chủ yếu là con em đồng bào các dân tộc tỉnh Yên Bái.

Ông Nguyễn Viết Tính chiến sĩ Tiểu đoàn Yên Ninh 1 tham gia chiến đấu trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ. 
Ảnh: Đinh Thùy 

Ông Nguyễn Viết Tính (sinh năm 1949, ở phường Hợp Minh, thành phố Yên Bái) - chiến sĩ Tiểu đoàn Yên Ninh 1 nhớ lại, khi ấy ông vừa tròn 18 tuổi, khí thế hừng hực đấu tranh cách mạng đã thôi thúc ông lên đường đi đánh giặc Mỹ. Đợt nhập ngũ này, hầu hết tuổi đời của các chiến sĩ chỉ từ 18 - 20, một số ít từ 25 - 27 (những đồng chí ở cơ quan được gọi nhập ngũ). Nhiều đồng chí mới 17 tuổi cũng làm đơn tình nguyện xung phong nhập ngũ. Phong trào chống đế quốc Mỹ trong thanh niên rất cao, cảm tưởng như ai không đi nhập ngũ sẽ thấy buồn chán và kém vui.

Sau 5 tháng huấn luyện, ngày 10/12/1967, Tiểu đoàn tổ chức lễ xuất quân vào chiến trường miền Nam chiến đấu với 635 đồng chí, còn 85 đồng chí ở lại làm cán bộ khung chuẩn bị cho các tiểu đoàn Yên Ninh tiếp theo.

Các chiến sĩ thuộc Tiểu đoàn Yên Ninh 1 được bổ sung về hai chiến trường khác nhau ở Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ. Sau đó, tham gia các chiến dịch lớn như Tổng tiến công nổi dậy Mậu Thân năm 1968...

Đến 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, lá cờ cách mạng tung bay trên Dinh Độc Lập. Những người lính chúng tôi sung sướng lắm, những giọt nước mắt hạnh phúc tuôn trào. Ông cảm thấy tự hào vì đã góp phần nhỏ vào chiến thắng của dân tộc, ông Tính chia sẻ thêm.

Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ cứu nước của dân tộc, nhân dân Yên Bái tự hào vì đóng góp được 29 vạn tấn lương thực, 15 vạn tấn thực phẩm; tiễn đưa gần 25.000 thanh niên lên đường nhập ngũ. Trong đó, có 4 tiểu đoàn mang tên Yên Ninh tham gia chiến đấu trên khắp các chiến trường miền Nam, góp phần cùng cả nước làm nên đại thắng mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

*Xây dựng “tỉnh hạnh phúc”

Sau nửa thế kỷ thống nhất đất nước, Yên Bái đạt những thành tựu vượt trội trong nhiệm kỳ 2020 - 2025 và ghi dấu ấn mạnh mẽ vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới đất nước, làm nền tảng thúc đẩy sự bứt phá đi lên cho nhiệm kỳ mới.

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Trần Huy Tuấn tham quan sản phẩm OCOP của tỉnh.
 Ảnh: Đinh Thùy 

Nghị quyết Đại hội lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025, Đảng bộ tỉnh Yên Bái xác định mục tiêu đưa tỉnh phát triển nhanh, bền vững theo hướng “Xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc”, trở thành tỉnh khá vào năm 2025 và nằm trong nhóm 5 tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và miền núi phía Bắc vào năm 2030.

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Trần Huy Tuấn cho biết, sau 4 năm thực hiện Nghị quyết, Yên Bái có 17/19 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết với những điểm nổi bật như: Kinh tế tăng trưởng khá, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP bình quân 4 năm 2021-2024 đạt 7,54%, đứng thứ 5/14 tỉnh trong vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực; hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư theo hướng đồng bộ, trọng tâm, trọng điểm.

Đến nay, tỉnh hoàn thành gần 1.500 công trình hạ tầng đô thị, nông thôn mới, thủy lợi, trụ sở... tăng 25% so với giai đoạn trước; hoàn thành 15/26 công trình, dự án trọng điểm của nhiệm kỳ, góp phần tạo động lực đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Yên Bái hiện có 8 cây cầu bắc qua sông Hồng, trở thành một trong 3 tỉnh có nhiều cầu nhất trên sông Hồng. 
Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN

Tỉnh quan tâm, chăm lo lĩnh vực văn hóa - xã hội. Yên Bái đứng thứ 24 trong cả nước đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học mức độ 3 và đứng thứ 18 trong cả nước đạt chuẩn phổ cập giáo dục Trung học cơ sở mức độ 2.

Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ, tuổi thọ trung bình và số năm sống khỏe của người dân được nâng lên. Tỷ lệ giảm nghèo nhanh và bền vững, bình quân đạt 3,5%/năm, vượt mục tiêu nghị quyết Đại hội.

Đặc biệt, Yên Bái là địa phương đầu tiên trong cả nước đưa tiêu chí “hạnh phúc” vào Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025, hướng tới mục tiêu xây dựng “Tỉnh hạnh phúc”.

Năm 2024, chỉ số hạnh phúc của người dân Yên Bái đạt 66,52%, tăng 0,90% so với năm 2023. Nhằm tiếp tục nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân, năm 2025, Yên Bái phấn đấu chỉ số hạnh phúc của người dân đạt 68,3%. Trong đó, chỉ số hài lòng về cuộc sống đạt 58,66%; chỉ số hài lòng về tuổi thọ trung bình đạt 79,21%; chỉ số đánh giá tác động của môi trường nơi đang sinh sống 68,03%.

Bà Ngô Thị Quý, phường Yên Ninh chia sẻ, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và tỉnh Yên Bái, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Người dân Yên Bái ngày càng được thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản. Đời sống bà con được nâng cao, nhất là những người yếu thế trong xã hội càng được quan tâm, ổn định nhà ở, sản xuất và nâng cao thu nhập. Các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao được đẩy mạnh giúp người dân tận hưởng, gắn kết, yêu thương và sẻ chia.

Đời sống của đồng bào các dân tộc Yên Bái ngày được cải thiện và tận hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản. 
Ảnh: Đinh Thùy 

“Với những kết quả trên, Yên Bái phấn đấu hoàn thành mục tiêu trở thành tỉnh khá của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ như Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra”, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái khẳng định.

Cùng với cả nước, quê hương Yên Bái đang bước vào mùa Xuân thống nhất thứ 50 với tâm thế mới, động lực mới, quyết tâm mới. Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc trong tỉnh chung sức, đồng lòng, đoàn kết, ra sức thi đua phấn đấu lao động, học tập, lập nhiều thành tích cao hơn nữa trên tất cả lĩnh vực, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”./.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục

Thanh niên tiên phong phát triển khoa học công nghệ

Đất nước đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, thanh niên dù ở lĩnh vực nào cũng luôn nỗ lực tiên phong, làm chủ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, góp phần xây dựng đất nước ngày càng thịnh vượng.

Đề xuất tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng 2% đến hết năm 2026

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng nhằm kích cầu tiêu dùng, phù hợp với bối cảnh kinh tế hiện nay, qua đó hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, du lịch, tiêu dùng trong nước phát triển.

Trình Bộ Chính trị đề án phát triển giáo dục đào tạo và nâng cao sức khỏe nhân dân

Chiều 25/3, Bí thư Đảng uỷ Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị của Thường trực Chính phủ và Ban Thường vụ Đảng uỷ Chính phủ với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế về xây dựng Đề án trình Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết về “dự thảo Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển giáo dục, đào tạo” và “dự thảo Chương trình mục tiêu quốc gia về chăm sóc sức khoẻ nhân dân, dân số và phát triển giai đoạn 2026-2035”.

Việt Nam phát triển nguồn nhân lực công nghệ chất lượng cao

Theo Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), chỉ trong thời gian ngắn, Việt Nam đã tạo được những bước đi ấn tượng trong việc hợp tác về bán dẫn với các quốc gia, nền kinh tế như: Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, châu Âu… và các tập đoàn công nghệ lớn.

Báo Granma ra mắt chuyên trang đặc biệt kỷ niệm 65 năm quan hệ hữu nghị Việt Nam – Cuba

Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, nhân dịp kỷ niệm 65 năm Cuba và Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao (2/12/1960-2/12/2025), báo Granma - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Cuba - vừa cho ra mắt chuyên trang đặc biệt tổng hợp những hình ảnh, tư liệu quý giá về mối quan hệ đoàn kết đặc biệt giữa hai dân tộc.

Đột phá theo Nghị quyết 57: Học giả của Đại học Cambridge chỉ ra những lợi thế đối với Việt Nam

Trong cuộc trao đổi với phóng viên TTXVN tại London về Nghị quyết 57-NQ/TW, được Bộ Chính trị ban hành tháng 12/2024, về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đăng Bằng, trường Quản lý kinh doanh Judge Business School, Đại học Cambridge, Anh, đã chỉ ra những lợi thế của Việt Nam khi thực hiện nghị quyết, trong đó có dân số trẻ, nắm bắt nhanh các công nghệ tiên tiến mới, hình ảnh Việt Nam liên tục được cải thiện nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối tốt, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu trong nhiều ngành, có điều kiện hạ tầng như sân bay, bến cảng lớn...

Quản lý dạy thêm, học thêm: Không đánh trống bỏ dùi

Việc ra đời của Thông tư 29 (Bộ GD&ĐT) khiến cho ngành giáo dục có thêm công cụ để chấn chỉnh vấn nạn học thêm, dạy thêm. Nhưng dư luận vẫn đặt ra câu hỏi, làm sao để việc quản lý học thêm, dạy thêm thực sự giải quyết được tận gốc, tránh kiểu “đánh trống bỏ dùi”.

Cầu Hiền Lương - biểu tượng cho khát vọng thống nhất non sông

Đã có một thời, khi nhắc đến cầu Hiền Lương, sông Bến Hải là nhắc nhớ đến những câu thơ: “Hiền Lương một lạch hai dòng/ Người tuy bên nớ mà lòng bên ni” hay “Cách một con sông mà đó thương đây nhớ/ Chung một nhịp cầu mà duyên nợ cách xa”… Giờ đây, chiến tranh đã lùi xa, nhưng ký ức về một thời kỳ lịch sử đau thương mà hào hùng vẫn còn đó. Và cây cầu Hiền Lương, sau nửa thế kỷ từ ngày đôi bờ Bắc - Nam sum họp, vẫn vững vàng như một biểu tượng thiêng liêng của khát vọng hòa bình và thống nhất của dân tộc Việt Nam.