Người dân đồng thuận cao hợp nhất đơn vị hành chính cấp tỉnh và xã
Các địa phương trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đồng loạt tổ chức họp cộng đồng dân cư để lấy ý kiến nhân dân đối với phương án sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã và hợp nhất tỉnh Tuyên Quang với tỉnh Hà Giang. Qua ghi nhận thực tế, người dân bày tỏ sự đồng thuận, ủng hộ cao với các phương án sắp xếp, thể hiện niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và kỳ vọng vào bước phát triển mới sau sáp nhập.
Người dân đồng thuận cao hợp nhất đơn vị hành chính cấp tỉnh và xã

Trước đó, các xã, phường, thị trấn đã thông báo đến các hộ dân, chuẩn bị tài liệu, nội dung thảo luận, biểu quyết tại cuộc họp, tất cả đều được triển khai bài bản, nghiêm túc. Do vậy việc lấy ý kiến nhân dân diễn ra thuận lợi, nghiêm túc, đúng tiến độ. Người dân đồng thuận, ủng hộ cao với các phương án sắp xếp, thể hiện niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và kỳ vọng vào một bước phát triển mới sau sáp nhập.

Pv: Ông Nguyễn Văn Bình, thị trấn Na Hang, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang

“Thì tôi thấy là rất hưởng ứng cái việc sáp nhập này, thứ nhất là tinh gọn được bộ máy, thứ 2 nữa là tăng sức việc làm của mọi cán bộ công nhân viên, thứ 3 là thay đổi thu nhập, chế độ cho người làm việc yên tâm công tác”.

Pv : Chị Hoàng Thị Hương, thôn Tân Bình, xã Sơn Nam, Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

“Bản thân tôi cũng mong muốn là sau khi sáp nhập thì cán bộ sẽ luôn luôn quan tâm xây dựng cơ sở hạ tầng để thuận lợi phát triển kinh tế xã hội và các thủ tục hành chính, làm sao để thuận tiện nhất cho người dân chúng tôi”.

Pv: Ông Dương Chí Thành, Bí thư Đảng ủy xã Sơn Nam, Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

“Qua nắm bắt tâm tư nguyện vọng của người dân thì người dân rất phấn khởi, khi mà đề án sáp nhập 2 tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang và sáp nhập các thôn tạo không gian phát triển về kinh tế, về văn hóa, về thương mại về du lịch và đặc biệt là phát triển kinh tế các hộ gia đình để nâng cao đời sống và nhân dân rất là ủng hộ với Đề án sắp xếp của Trung ương, của tỉnh”.

Theo Đề án hợp nhất tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Hà Giang, thành lập tỉnh Tuyên Quang trên cơ sở nhập nguyên trạng toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang.

Sau khi hợp nhất, tỉnh Tuyên Quang được mở rộng dư địa với các cặp cửa khẩu, tạo sự liên kết, kết nối với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ. Tập trung  được nguồn lực tài chính, nhân lực và cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện chất lượng dịch vụ công; tăng quy mô đầu tư công; giảm chi phí quản lý trên mỗi đầu dân cư và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực; củng cố và đảm bảo an ninh, quốc phòng.../.

Tin cùng chuyên mục

Đột phá theo Nghị quyết 57: Nguồn nhân lực - Yếu tố then chốt trong phát triển khoa học công nghệ tại Thái Lan

Xây dựng nguồn nhân lực là yếu tố then chốt trong phát triển khoa học công nghệ. Đây là nhận định của một số học giả Thái Lan trong cuộc trao đổi với phóng viên TTXVN tại Bangkok về những kinh nghiệm của Thái Lan trong hành trình chuyển đổi từ một nước được định hướng bởi công nghiệp sang một đất nước được định hướng bởi công nghệ cao.

Đột phá theo Nghị quyết 57: Hướng đi đúng đắn cho kỷ nguyên phát triển vượt bậc về khoa học công nghệ

Năm 1956, giữa những bộn bề của đất nước non trẻ vừa bước ra khỏi chiến tranh, Việt Nam đã đưa ra một quyết định mang tính chiến lược: tham gia sáng lập Viện Liên hiệp Nghiên cứu Hạt nhân (Joint Institute for Nuclear Research – JINR) tại Dubna, Liên Xô (nay thuộc Liên bang Nga). Ngay từ những năm 1960 khi chiến tranh còn chưa chấm dứt, Việt Nam đã cử hàng trăm cán bộ sang Dubna học tập và nghiên cứu. Nhiều người trong số họ sau này trở thành các nhà khoa học hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực vật lý và công nghệ hạt nhân, như GS. Nguyễn Đình Tứ – người tham gia phát hiện phản hạt sigma âm, GS. Nguyễn Văn Hiệu – chuyên gia về lý thuyết đối xứng của các hạt cơ bản và quá trình sinh nhiều hạt ở vùng năng lượng cao, giải thưởng Lenin năm 1986. Đây không chỉ là một hành động mang tính biểu tượng về hội nhập khoa học quốc tế, mà còn là minh chứng cho tầm nhìn của các nhà lãnh đạo trí thức Việt Nam thời kỳ đó, những người tin rằng khoa học và công nghệ – đặc biệt là khoa học cơ bản – sẽ là nền tảng cho sự phát triển bền vững, độc lập và hiện đại của quốc gia.

75 năm quan hệ Việt Nam-Trung Quốc: Áo dài Việt Nam tỏa sáng tại Bắc Kinh

Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, nhằm thiết thực kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc và “Năm Giao lưu Nhân văn Việt-Trung”, từ ngày 18-20/4 tại Bắc Kinh, đại diện Cộng đồng Việt Nam tại Trung Quốc tổ chức Chương trình biểu diễn thời trang “Áo Dài Việt Nam – Di Sản Kết Nối”.

Từ đại thắng đến đại công trình, hạ tầng kiến tạo tầm vóc quốc gia

Trong không khí hào hùng những ngày cả nước đang hướng tới 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh đồng loạt khởi công, khánh thành 80 dự án, công trình lớn, trọng điểm trên cả nước ở cả 3 miền Bắc – Trung – Nam, với tổng vốn đầu tư khoảng 450.000 tỷ đồng.

Hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh biến động thuế quan

Thực hiện nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 12/4/2025, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, chủ động thích ứng với tình hình mới để tiếp tục đẩy mạnh hoạt động sản xuất, xuất khẩu, duy trì tăng trưởng bền vững, Bộ Công Thương vừa tổ chức Hội nghị “Hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh Hoa Kỳ áp dụng thuế đối ứng lên hàng xuất khẩu từ Việt Nam”.