Tự hào mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng
Điện Biên - mảnh đất anh hùng từng nhuốm màu khói lửa, bom đạn – nơi mà cách đây 71 năm, quân và dân ta đã viết nên bản hùng ca bất tử với chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Hôm nay, giữa không khí hào hùng của tháng Năm lịch sử, Điện Biên không chỉ là biểu tượng của ý chí kiên cường và lòng yêu nước bất khuất, mà còn là điểm hẹn hấp dẫn đối với du khách muôn phương, những người muốn tìm về cội nguồn, lắng nghe âm vang chiến thắng và cảm nhận sâu sắc giá trị của hòa bình.
Tự hào mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng

Là người dân của tỉnh Điện Biên, anh Phạm Văn Huy, phường Nam Thanh luôn tự hào về truyền thống đấu tranh hào hùng của dân tộc. Những ngày tháng 5 lịch sử, anh cùng gia đình đến tham quan Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ. Với anh,đây là hành động thiết thực để giáo dục con cái về truyền thống lịch sử, lòng biết ơn sâu sắc với những hy sinh, mất mát của cha ông.

Tại Nghĩa trang liệt sĩ A1, giữa dòng người đến dâng hương tưởng niệm, có những cựu chiến binh từng trải qua các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Đứng lặng trước những bia mộ vô danh, họ không giấu được sự bồi hồi, xúc động, như gặp lại một phần ký ức thiêng liêng của đời mình.

Những ngày đầu tháng Năm lịch sử, du khách từ mọi miền Tổ quốc lại về với Điện Biên bằng tấm lòng tri ân, thành kính. Họ mong muốn được tận mắt chiêm ngưỡng các di tích, hiện vật; mong được lắng nghe những câu chuyện lịch sử để hiểu rõ hơn về 56 ngày đêm làm nên chiến thắng vĩ đại.

Sau 71 năm, từ một chiến trường đổ nát, giờ đây, Điện Biên đã đổi thay mạnh mẽ, kinh tế, xã hội phát triển đồng đều; tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn duy trì ở mức khá, đạt trên 8,5% năm 2024; tỷ lệ hộ nghèo còn gần 21%; toàn tỉnh đã có 31 xã đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao... Phát huy truyền thống Điện Biên Phủ anh hùng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên quyết tâm đưa Điện Biên ngày càng phát triển./.

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin cùng chuyên mục

Lễ thắp nến cầu quốc thái dân an, hòa bình thế giới

Trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025, tối 6/5, tại khuôn viên Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh và Công viên Văn hóa Láng Le, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra Lễ thắp nến- đêm hoa đăng cầu nguyện hòa bình thế giới do Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức với sự tham gia của khoảng hơn 10.000 người, hướng tâm về hòa bình thế giới, nhân phẩm và phát triển bền vững cho toàn nhân loại.

Chủ tịch Thượng viện Hun Sen khẳng định công lao của Việt Nam giúp Campuchia thoát nạn diệt chủng

Ngày 6/5, trong khuôn khổ chuyến thăm Indonesia từ 5-7/5, Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia, cựu Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen đã có bài thuyết trình tại Viện nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) tại Jakarta về “Hòa bình và hòa giải dân tộc ở Campuchia: Bài học cho Đông Nam Á”.

Thủ tướng tiếp Đoàn đại biểu Toà án quốc tế về Luật biển

Chiều 06/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tomas Heidar, Chánh án Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS) và đoàn công tác của ITLOS đang thăm, làm việc tại Việt Nam và dự Hội thảo khu vực về vai trò của ITLOS trong việc giải quyết tranh chấp liên quan tới Luật biển.

Phát triển du lịch từ văn hóa: Cách làm hiệu quả

Với những lợi thế về văn hóa, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức nhiều hoạt động phục dựng các nghi lễ, lễ hội truyền thống, chú trọng quảng bá văn hóa, tổ chức các chương trình liên hoan và biểu diễn văn hóa cồng chiêng để phục vụ nhân dân và du khách.

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế tư nhân

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Nghị quyết đề ra các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế tư nhân: Đổi mới tư duy, thống nhất nhận thức và hành động, khởi dậy niềm tin, khát vọng dân tộc, tạo xung lực mới, khí thế mới để phát triển kinh tế tư nhân, cải cách thể chế, bảo vệ quyền tài sản và tự do kinh doanh, tạo thuận lợi cho kinh tế tư nhân tiếp cận nguồn lực (đất đai, vốn, nhân lực), thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh….

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Nghị quyết đề ra mục tiêu đến năm 2030, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia; là lực lượng tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số... Tầm nhìn đến 2045, kinh tế tư nhân Việt Nam phát triển nhanh, mạnh, bền vững, chủ động tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu; có năng lực cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế; phấn đấu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP.