Điện Biên nâng cao chất lượng y tế cơ sở
Với tỉnh miền núi như tỉnh Điện Biên, y tế cơ sở đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa. Nhận thức rõ điều này, tỉnh Điện Biên luôn nỗ lực nâng cao chất lượng hoạt động của tuyến y tế cơ sở, từ đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị đến nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ y tế, góp phần mang lại dịch vụ y tế tốt hơn cho người dân.
Điện Biên nâng cao chất lượng y tế cơ sở

Bà Lường Thị Lún thường xuyên đến Trạm Y tế xã Pom Lót, huyện Điện Biên để kiểm tra sức khoẻ định kỳ. Do các dịch vụ y tế đều được tiếp cận thuận lợi nên từ nhiều năm nay, bà Lún đều lựa chọn đến Trạm Y tế xã khám bệnh, thay vì lên Trung tâm Y tế huyện như trước đây.

Huyện Điện Biên hiện có 21 trạm y tế xã. Huyện đã đầu tư, hoàn thiện cơ sở vật chất và bổ sung trang thiết bị y tế hiện đại cho các Trạm. Trong các năm 2023 và 2024, từ Chương trình “ Đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn”, đã có 3 trạm y tế được sửa chữa và nâng cấp; 9 trạm y tế của huyện được xây mới; tổng kinh phí thực hiện trên 45 tỷ đồng.

Việc nâng cao chất lượng cho y tế tuyến cơ sở hiện nay là ưu tiên của các địa phương trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Trong đó, chú trọng đầu tư vào cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho các nhân viên y tế. Trung tâm y tế các huyện cử bác sĩ hỗ trợ các trạm y tế xã thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.

Với 129 trạm y tế xã, phường, thị trấn, hệ thống y tế cơ sở của tỉnh Điện Biên không chỉ đảm bảo công tác khám chữa bệnh ban đầu mà còn thực hiện hiệu quả các chương trình tiêm chủng mở rộng, giám sát dịch bệnh và quản lý các bệnh không lây nhiễm. Các trạm y tế ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng tại cơ sở.

 

 

 

 

 

 

Tin cùng chuyên mục

Phát triển hạ tầng để Đồng bằng sông Cửu Long cất cánh

Kết luận hội nghị về tình hình triển khai các dự án giao thông trọng điểm tại khu vực phía Nam vào chiều 21/4 tại thành phố Cần Thơ, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, giải quyết thông suốt tất cả các phương thức giao thông đường bộ, hàng không, đường biển, đường sông, đường sắt thì Đồng bằng sông Cửu Long sẽ thoát nghèo, phát triển; do đó chúng ta phải quyết tâm thực hiện, mỗi thế hệ làm một ít để hoàn thành mục tiêu đề ra.

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt tướng lĩnh, anh hùng tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975- 30/4/2025), tiếp tục các hoạt động tại Thành phố Hồ Chí Minh, chiều 21/4, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương đã gặp mặt đại biểu tướng lĩnh, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, điệp báo, biệt động Sài Gòn, du kích, cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh.

Người dân đồng thuận cao hợp nhất đơn vị hành chính cấp tỉnh và xã

Các địa phương trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đồng loạt tổ chức họp cộng đồng dân cư để lấy ý kiến nhân dân đối với phương án sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã và hợp nhất tỉnh Tuyên Quang với tỉnh Hà Giang. Qua ghi nhận thực tế, người dân bày tỏ sự đồng thuận, ủng hộ cao với các phương án sắp xếp, thể hiện niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và kỳ vọng vào bước phát triển mới sau sáp nhập.

Đột phá theo Nghị quyết 57: Nguồn nhân lực - Yếu tố then chốt trong phát triển khoa học công nghệ tại Thái Lan

Xây dựng nguồn nhân lực là yếu tố then chốt trong phát triển khoa học công nghệ. Đây là nhận định của một số học giả Thái Lan trong cuộc trao đổi với phóng viên TTXVN tại Bangkok về những kinh nghiệm của Thái Lan trong hành trình chuyển đổi từ một nước được định hướng bởi công nghiệp sang một đất nước được định hướng bởi công nghệ cao.

Đột phá theo Nghị quyết 57: Hướng đi đúng đắn cho kỷ nguyên phát triển vượt bậc về khoa học công nghệ

Năm 1956, giữa những bộn bề của đất nước non trẻ vừa bước ra khỏi chiến tranh, Việt Nam đã đưa ra một quyết định mang tính chiến lược: tham gia sáng lập Viện Liên hiệp Nghiên cứu Hạt nhân (Joint Institute for Nuclear Research – JINR) tại Dubna, Liên Xô (nay thuộc Liên bang Nga). Ngay từ những năm 1960 khi chiến tranh còn chưa chấm dứt, Việt Nam đã cử hàng trăm cán bộ sang Dubna học tập và nghiên cứu. Nhiều người trong số họ sau này trở thành các nhà khoa học hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực vật lý và công nghệ hạt nhân, như GS. Nguyễn Đình Tứ – người tham gia phát hiện phản hạt sigma âm, GS. Nguyễn Văn Hiệu – chuyên gia về lý thuyết đối xứng của các hạt cơ bản và quá trình sinh nhiều hạt ở vùng năng lượng cao, giải thưởng Lenin năm 1986. Đây không chỉ là một hành động mang tính biểu tượng về hội nhập khoa học quốc tế, mà còn là minh chứng cho tầm nhìn của các nhà lãnh đạo trí thức Việt Nam thời kỳ đó, những người tin rằng khoa học và công nghệ – đặc biệt là khoa học cơ bản – sẽ là nền tảng cho sự phát triển bền vững, độc lập và hiện đại của quốc gia.

75 năm quan hệ Việt Nam-Trung Quốc: Áo dài Việt Nam tỏa sáng tại Bắc Kinh

Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, nhằm thiết thực kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc và “Năm Giao lưu Nhân văn Việt-Trung”, từ ngày 18-20/4 tại Bắc Kinh, đại diện Cộng đồng Việt Nam tại Trung Quốc tổ chức Chương trình biểu diễn thời trang “Áo Dài Việt Nam – Di Sản Kết Nối”.