Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt tướng lĩnh, anh hùng tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975- 30/4/2025), tiếp tục các hoạt động tại Thành phố Hồ Chí Minh, chiều 21/4, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương đã gặp mặt đại biểu tướng lĩnh, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, điệp báo, biệt động Sài Gòn, du kích, cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh.
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt tướng lĩnh, anh hùng tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh

Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, chiến thắng 30/4/1975 không chỉ là thắng lợi của ý chí quật cường, của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, mà còn là biểu tượng của khát vọng độc lập dân tộc, tự do và hòa bình. Đó là kết tinh của bao xương máu, hy sinh anh dũng của hàng triệu đồng bào, chiến sỹ trên khắp mọi miền đất nước. Thế hệ hôm nay và mai sau luôn trân trọng, biết ơn và tự hào vì trong thành tựu chung của đất nước, luôn có sự đóng góp, cống hiến của các đồng chí tướng lĩnh, Anh hùng Lực lượng cũ trang nhân dân tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đặc biệt là sự hy sinh to lớn của các cán bộ, chiến sĩ và các tầng lớp nhân dân đã làm non sông đất nước vang khúc khải hoàn, trường tồn và phát triển.

Tại buổi gặp mặt, thông tin tới đại biểu tham dự cuộc gặp mặt một số nét chính về định hướng lớn của Đảng, của Quân đội nhân dân trong thời gian tới, Tổng Bí thư nêu rõ, nhiệm vụ giữ vững hòa bình, ổn định, an ninh trật tự cho phát triển cũng là vấn đề chiến lược của chúng ta. Với những chuyển động nhanh, mạnh, khó đoán định của tình hình thế giới, khu vực như hiện nay, đòi hỏi chúng ta phải sáng suốt, quyết đoán, kiên định, bình tĩnh trong xử lý mọi tình huống cả về yếu tố địa chính trị và địa kinh tế.

Để giữ chủ quyền quốc gia, tính độc lập, tự chủ của đất nước thì nhiệm vụ nâng cao tiềm lực quốc phòng- an ninh không bao giờ được lơ là. Quân đội nhân dân, công an nhân dân phải được chăm lo để đủ sức mạnh chiến đấu và chiến thắng trong mọi cuộc chiến tranh, phải là chỗ dựa của nhân dân, phải thực sự là đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân lao động sản xuất.

 

Trích tiếng Tổng Bí thư Tô Lâm:Trên lĩnh vực quốc phòng, phát huy tinh thần đại thắng mùa Xuân năm 1975, Quân đội nhân dân đã nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc và lợi ích quốc gia - dân tộc; tiềm lực quốc phòng, an ninh được củng cố, tăng cường trên nhiều mặt. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân và thế trận lòng dân vững chắc. Lực lượng Quân đội nhân dân, công an nhân dân được xây dựng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, vững mạnh về chính trị, là lực lượng nòng cốt để bảo vệ Tổ quốc “từ sớm, từ xa”. Có đối sách, giải pháp phù hợp, xử lý kịp thời, hiệu quả các tình huống, không để bị động, bất ngờ, giữ vững độc lập, môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước.”

 

Tổng Bí thư cho biết, với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, khoa học, thận trọng, chắc chắn, hiện các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng đang tiếp tục rà soát Đề án về tổ chức quân sự địa phương “tinh, gọn, mạnh” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới báo cáo Quân ủy Trung ương trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định.

 

Trích tiếng Tổng Bí thư Tô Lâm:  Với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, khoa học, thận trọng, chắc chắn, hiện các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng đang tiếp tục rà soát Đề án về tổ chức quân sự địa phương “tinh, gọn, mạnh” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới báo cáo Quân uỷ Trung ương trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định, trong đó có một số vấn như: (i) Nghiên cứu, đề xuất không tổ chức cơ quan quân sự cấp huyện và sáp nhập cơ quan quân sự, Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh; rà soát cơ quân sự tại đơn vị hành chính thuộc khu vực biên giới, trọng điểm về quốc phòng; chỉ đạo xây dựng khu vực phòng thủ quân sự phù hợp với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp; đồng thời tổ chức, xây dựng lực lượng dân quân tự vệ tại đơn vị hành chính thực hiện sắp xếp, tổ chức lại, đồng bộ với hệ thống cơ quan quân sự địa phương các cấp. (ii) Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội nhân dân Việt Nam; phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong quá trình triển khai thực hiện điều chỉnh tổ chức cơ quan quân sự địa phương 02 cấp phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và vũ khí trang bị. (iii) Xây dựng Quân đội tinh, gọn, mạnh có cơ cấu tổ chức và quân số cân đối, hợp lý giữa các thành phần lực lượng, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; bảo đảm Quân đội có đủ sức mạnh đánh thắng mọi kẻ thù trong các hình thái chiến tranh.”

 

Tổng Bí thư chia sẻ, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XIII về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; tiếp tục phát huy tốt vai trò nòng cốt của Quân đội trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, phòng thủ dân sự, xây dựng “thế trận lòng dân”, bảo vệ vững chắc vùng trời, vùng biển, biên giới, nội địa, không gian mạng. Nâng cao hợp tác quốc phòng cả song phương và đa phương, tạo thế xen kẽ lợi ích, củng cố lòng tin chiến lược với các đối tác, nhất là các nước láng giềng, nước lớn, bạn bè truyền thống. Tiếp tục duy trì, hội nhập sâu rộng và nâng cao hiệu quả đối ngoại trên một số lĩnh vực trong đó có hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, góp phần nâng tầm vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam.

Tổng Bí thư lưu ý, Quân ủy Trung ương phải đặc biệt quan tâm lãnh đạo xây dựng Đảng bộ Quân đội trong sạch, vững mạnh, gương mẫu, tiêu biểu; chuẩn bị chu đáo mọi mặt, nhất là về văn kiện và nhân sự, tổ chức tốt đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 và Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ XII - Đại hội Đảng bộ Quân đội phải thật sự là Đại hội mẫu mực, tiêu biểu. Kết hợp chặt chẽ công tác quy hoạch, kiện toàn đội ngũ cán bộ chủ chốt với kiện toàn đội ngũ cấp ủy viên cho đại hội đảng bộ các cấp.

Tổng Bí thư cho biết, đối với lực lượng Công an nhân dân, sau 3 lần sắp xếp kể từ 2018 đến nay đã tinh gọn đáng kể, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Hiện Bộ Công an không tổ chức Công an cấp huyện, tiếp nhận một số nhiệm vụ mới, nhất là chủ trương đưa công an về xã, được nhân dân ủng hộ. Bộ Công an ngoài thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội thì có rất nhiều đóng góp vào nhiệm vụ tham mưu chiến lược và phát triển kinh tế-xã hội, giữ yên bình, an toàn cho cuộc sống của từng người dân. Lực lượng quân đội nhân dân và công an nhân dân gắn bó ngày càng khăng khít, là anh em một nhà, là chỗ dựa vững chắc cho nhân dân./.

 

Tin cùng chuyên mục

Người dân đồng thuận cao hợp nhất đơn vị hành chính cấp tỉnh và xã

Các địa phương trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đồng loạt tổ chức họp cộng đồng dân cư để lấy ý kiến nhân dân đối với phương án sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã và hợp nhất tỉnh Tuyên Quang với tỉnh Hà Giang. Qua ghi nhận thực tế, người dân bày tỏ sự đồng thuận, ủng hộ cao với các phương án sắp xếp, thể hiện niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và kỳ vọng vào bước phát triển mới sau sáp nhập.

Đột phá theo Nghị quyết 57: Nguồn nhân lực - Yếu tố then chốt trong phát triển khoa học công nghệ tại Thái Lan

Xây dựng nguồn nhân lực là yếu tố then chốt trong phát triển khoa học công nghệ. Đây là nhận định của một số học giả Thái Lan trong cuộc trao đổi với phóng viên TTXVN tại Bangkok về những kinh nghiệm của Thái Lan trong hành trình chuyển đổi từ một nước được định hướng bởi công nghiệp sang một đất nước được định hướng bởi công nghệ cao.

Đột phá theo Nghị quyết 57: Hướng đi đúng đắn cho kỷ nguyên phát triển vượt bậc về khoa học công nghệ

Năm 1956, giữa những bộn bề của đất nước non trẻ vừa bước ra khỏi chiến tranh, Việt Nam đã đưa ra một quyết định mang tính chiến lược: tham gia sáng lập Viện Liên hiệp Nghiên cứu Hạt nhân (Joint Institute for Nuclear Research – JINR) tại Dubna, Liên Xô (nay thuộc Liên bang Nga). Ngay từ những năm 1960 khi chiến tranh còn chưa chấm dứt, Việt Nam đã cử hàng trăm cán bộ sang Dubna học tập và nghiên cứu. Nhiều người trong số họ sau này trở thành các nhà khoa học hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực vật lý và công nghệ hạt nhân, như GS. Nguyễn Đình Tứ – người tham gia phát hiện phản hạt sigma âm, GS. Nguyễn Văn Hiệu – chuyên gia về lý thuyết đối xứng của các hạt cơ bản và quá trình sinh nhiều hạt ở vùng năng lượng cao, giải thưởng Lenin năm 1986. Đây không chỉ là một hành động mang tính biểu tượng về hội nhập khoa học quốc tế, mà còn là minh chứng cho tầm nhìn của các nhà lãnh đạo trí thức Việt Nam thời kỳ đó, những người tin rằng khoa học và công nghệ – đặc biệt là khoa học cơ bản – sẽ là nền tảng cho sự phát triển bền vững, độc lập và hiện đại của quốc gia.

75 năm quan hệ Việt Nam-Trung Quốc: Áo dài Việt Nam tỏa sáng tại Bắc Kinh

Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, nhằm thiết thực kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc và “Năm Giao lưu Nhân văn Việt-Trung”, từ ngày 18-20/4 tại Bắc Kinh, đại diện Cộng đồng Việt Nam tại Trung Quốc tổ chức Chương trình biểu diễn thời trang “Áo Dài Việt Nam – Di Sản Kết Nối”.

Từ đại thắng đến đại công trình, hạ tầng kiến tạo tầm vóc quốc gia

Trong không khí hào hùng những ngày cả nước đang hướng tới 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh đồng loạt khởi công, khánh thành 80 dự án, công trình lớn, trọng điểm trên cả nước ở cả 3 miền Bắc – Trung – Nam, với tổng vốn đầu tư khoảng 450.000 tỷ đồng.

Hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh biến động thuế quan

Thực hiện nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 12/4/2025, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, chủ động thích ứng với tình hình mới để tiếp tục đẩy mạnh hoạt động sản xuất, xuất khẩu, duy trì tăng trưởng bền vững, Bộ Công Thương vừa tổ chức Hội nghị “Hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh Hoa Kỳ áp dụng thuế đối ứng lên hàng xuất khẩu từ Việt Nam”.