Quốc hội thảo luận sửa đổi Luật Việc làm
Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, sáng 7/5, đại biểu Quốc hội đã nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) và thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật này.
Quốc hội thảo luận sửa đổi Luật Việc làm

Nhìn nhận dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) là cơ hội để cụ thể hóa các chủ trương lớn của Đảng trong các Nghị quyết của Trung ương: Số 57 về khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân; và Nghị quyết 18- về sắp xếp, tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị, đại biểu đề nghị thể chế hóa đầy đủ những định hướng này trong luật sẽ tạo động lực mạnh mẽ phát triển thị trường lao động hiện đại, bền vững, đáp ứng kỳ vọng của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp. 

Liên quan đến mức hưởng trợ cấp thất nghiệp, dự thảo Luật quy định mức hưởng hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng gần nhất, nhưng tối đa không quá 5 lần mức lương tối thiểu, đại biểu cho rằng mức hưởng như vậy là thấp

Đại biểu cũng bày tỏ băn khoăn về đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, trong bối cảnh đang sắp xếp bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức cũng có thể mất việc nếu không hoàn thành nhiệm vụ. 

Cũng trong phiên làm việc sáng nay, Quốc hội đã nghe tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; các Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).

 

Tin cùng chuyên mục

Tự hào mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng

Điện Biên - mảnh đất anh hùng từng nhuốm màu khói lửa, bom đạn – nơi mà cách đây 71 năm, quân và dân ta đã viết nên bản hùng ca bất tử với chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Hôm nay, giữa không khí hào hùng của tháng Năm lịch sử, Điện Biên không chỉ là biểu tượng của ý chí kiên cường và lòng yêu nước bất khuất, mà còn là điểm hẹn hấp dẫn đối với du khách muôn phương, những người muốn tìm về cội nguồn, lắng nghe âm vang chiến thắng và cảm nhận sâu sắc giá trị của hòa bình.

Lễ thắp nến cầu quốc thái dân an, hòa bình thế giới

Trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025, tối 6/5, tại khuôn viên Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh và Công viên Văn hóa Láng Le, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra Lễ thắp nến- đêm hoa đăng cầu nguyện hòa bình thế giới do Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức với sự tham gia của khoảng hơn 10.000 người, hướng tâm về hòa bình thế giới, nhân phẩm và phát triển bền vững cho toàn nhân loại.

Chủ tịch Thượng viện Hun Sen khẳng định công lao của Việt Nam giúp Campuchia thoát nạn diệt chủng

Ngày 6/5, trong khuôn khổ chuyến thăm Indonesia từ 5-7/5, Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia, cựu Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen đã có bài thuyết trình tại Viện nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) tại Jakarta về “Hòa bình và hòa giải dân tộc ở Campuchia: Bài học cho Đông Nam Á”.

Thủ tướng tiếp Đoàn đại biểu Toà án quốc tế về Luật biển

Chiều 06/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tomas Heidar, Chánh án Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS) và đoàn công tác của ITLOS đang thăm, làm việc tại Việt Nam và dự Hội thảo khu vực về vai trò của ITLOS trong việc giải quyết tranh chấp liên quan tới Luật biển.

Phát triển du lịch từ văn hóa: Cách làm hiệu quả

Với những lợi thế về văn hóa, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức nhiều hoạt động phục dựng các nghi lễ, lễ hội truyền thống, chú trọng quảng bá văn hóa, tổ chức các chương trình liên hoan và biểu diễn văn hóa cồng chiêng để phục vụ nhân dân và du khách.

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế tư nhân

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Nghị quyết đề ra các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế tư nhân: Đổi mới tư duy, thống nhất nhận thức và hành động, khởi dậy niềm tin, khát vọng dân tộc, tạo xung lực mới, khí thế mới để phát triển kinh tế tư nhân, cải cách thể chế, bảo vệ quyền tài sản và tự do kinh doanh, tạo thuận lợi cho kinh tế tư nhân tiếp cận nguồn lực (đất đai, vốn, nhân lực), thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh….